Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Thế giới vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng đến với bài học “ sự vận động và phát triển của thế giới vật chất”.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Mở đầu bài học
II. Nội dung bài học
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động
a.Thế nào là vận động?
- Vận động là mọi biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
- Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy – Ph. Ănghen.
b. Vật chất là phương thức tồn tại của thế giới vật chất:
- Vật chất chỉ tồn tại thông qua các cách vận động và thông qua sự vận động mà sự vật hiện tượng thể hiện sự tồn tại và đặc tính của mình.
- Ví dụ:
- Trái đất tồn tại khi quay quanh mặt trời
- Cây xanh tồn tại khi hấp thụ ánh sáng, dinh dưỡng và trao đổi chất.
=> Vận động là thuộc tính vốn có của vật chất, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng tự nhiên và xã hội.
c. Các hình thức vận động của thế giới vật chất.
- Triết học Mác – Lê Nin khái quát thành năm hình thức cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:
- Vận động cơ học
- Vận động vật lí
- Vận động hóa học
- Vận động sinh học
- Vận động xã hội.
- Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng.
- Giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
- Trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.
2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển.
a. Thế nào là phát triển?
- Phát triển là một khái niêm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.
- Qúa trình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, có đôi lúc thụt lùi tạm thời.
=> Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái mới ra đời thay thế cái lạc hậu.
- VD: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là vận động?
Câu 2: Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là phát triển?
Câu 3: Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?
Câu 4: Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Tại sao?
Câu 5: Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân…của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì?
Câu 6: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao?
- Sự dao động của con lắc
- Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại
- Ma sát sinh ra nhiệt
- Chim bay
- Sự chuyển hóa của các chất hóa học
- Cây cối ra hoa, kết quả
- Nước bay hơi
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
- Sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 13: Công dân với cộng đồng Giáo dục công dân lớp 10
- Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân GDCD lớp 10
- Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
- Em hãy nêu một vài kết luận của bản thân qua việc nghiên cứu sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn.
- Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta
- Bản thân em đã có việc làm nào gắn với học hành?....
- Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
- Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Tại sao?
- Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- Thế nào là hoàn thiện bản thân? Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?
- Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- Em tán thành hay không tán thành các ý kiến sau? Tại sao?