Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Mọi sự vật và hiện tượng trên thế giới luôn trong quá trình vận động và phát triển. Nguyên nhân nào dẫn đến sự vận dộng và phát triển ấy? Trong triết học và tôn giáo có những quan điểm khác nhau về vấn đề này.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Mở đầu bài học
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là mâu thuẫn?
- Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.
a. Mặt đối lập của mâu thuẫn.
- Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
- Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia…
b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
- Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, là tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
a. Giải quyết mâu thuẫn:
- Bất cứ sự vật nào cũng chứa đựng mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết, thì sự vật và hiện tượng chứa đựng nó cũng chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
=> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng chiến tranh
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không phải bằng còn đường điều hòa mâu thuẫn.
c. Bài học thực tiễn
- Giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.
- Phân tích mối quan hệ giữa các mặt đối lập, điểm mạnh, yếu của từng mặt.
- Biết phân biệt đúng sai, tiến bộ, lạc hậu.
- Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách
- Biết thực hiện phề bình và tự phê bình.
- Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?
Câu 2: Thế nào là “thống nhất” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?
Câu 3: Thế nào là “đấu tranh” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?
Câu 4: Em hãy nêu một vài kết luận của bản thân qua việc nghiên cứu sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn.
Câu 5: Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau đây.
Bàn về sự phát triển, V.I. Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu đó V.I. Lê-nin bàn về:
a. Hình thức của sự phát triển.
b. Nội dung của sự phát triển.
c. Điều kiện của sự phát triển.
d. Nguyên nhân của sự phát triển
Câu hỏi: Bài học rút ra từ bài nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật hiện tượng?
Xem thêm bài viết khác
- Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ
- Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
- Phân biệt tự trọng và tự ái?
- Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có nhận xét gì về cách sống này?
- Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Em tán thành hay không tán thành các ý kiến sau? Tại sao?
- Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể cuả công dân đối với xã hội.
- Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta
- Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?
- Theo em, hạnh phúc của học sinh trung học là gì?
- Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội