Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Con người luôn mong muốn khám phá thế giới xung quanh và khám phá chính mình. Nhưng muốn khám phá đối tượng nào cũng phải xuất phát từ thực tiễn mới có khả năng nhận thức được bản chất đối tượng. Sau đây, KhoaHoc mời các bạn đến với bài học "thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức".
A. Kiến thức trọng tâm
I. Mở đầu bài học
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là nhận thức?
- Nhận thức cảm tính: được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật hiện tượng. Đem lại cho con người hiểu biết các đặc điểm bên ngoài của chúng.
- Nhận thức lý tính: Dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại nhờ các thao tác của tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp..Tìm ra bản chất quy luật của sự vật hiện tượng.
=> Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người để tạo nên những hiểu biết về chúng.
2. Thực tiễn là gì?
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Có ba hình thức:
- Hoạt động sản xuất vật chất,
- Hoạt động chính trị - xã hội
- Hoạt động thực nghiệm khoa học.
3.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở nhận thức
- Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
=>Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Câu 2: Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?
Câu 3: Bản thân em đã có việc làm nào gắn với học hành? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng thế nào đối với quá trình học tập của em?
Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Câu 5: Trong khi chuẩn bị cho bài học Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, Hà nói với Hằng:
Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy.
Hằng bĩu môi:
Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao cơ. Việc thực hành, thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lí thuyết thôi, đâu phải là vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Em đồng ý với ý kiến nào? Không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Xem thêm bài viết khác
- Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? Tại sao?
- Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng trao đổi của axit Clo-hi-đric và xút sau
- Bản thân em đã có việc làm nào gắn với học hành?....
- Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?
- Phân tích các yếu tố duy vật, duy âm về thế giới trong truyện và câu dẫn sau:
- Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?
- Em hiểu thế nào về: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?
- Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
- Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
- Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
- Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân…của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì?