Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

  • 1 Đánh giá

Ngoài hiện tượng các mùa, sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời còn sinh ra các hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau. Đồng thời, nó cũng xuất hiện hiện tượn ngày, đêm dài suốt 24 giờ ở các miền cũng thay đổi theo mùa.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất.

  • Trong khi quay quanh Mặt Trời, lú nào Trái đất cũng chỉ chiếu sáng được một nửa có lúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam.
  • Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
  • Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.
  • Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau.

2.Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa

Ngày

Vĩ độ

Số ngày có ngày dài 24h

Số ngày có đêm dài 24h

Mùa

22/6

6633’B

6633’N

1

1

Hạ, Đông

22/12

6633’B

6633’N

1

1

Đông, Hạ

21/3- 23/9

6633’B

6633’N

186 (6 tháng)

186 (6 tháng)

Hạ, Đông

23/9 - 21/3

6633’B

6633’N

186 (6 tháng)

186 (6 tháng)

Đông, Hạ

Kết luận: Mùa hè 1-6 tháng, Mùa đông 1 – 6 tháng

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 28 - sgk Địa lí 6

Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau?

=> Xem hướng dẫn giải

Trang 28 - sgk Địa lí 6

Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) cho biết:

  • Vào ngày 22-6 (hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
  • Vào ngày 22-12 (đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Trang 29 - sgk Địa lí 6

Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:

  • Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22-6 và 22-12 ?
  • Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở điểm C nằm trên đường Xích đạo?

=> Xem hướng dẫn giải

Trang 29 - sgk Địa lí 6

Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:

  • Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66°33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66°33’ Bắc và Nam là những đường gì?
  • Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 30 - sgk Địa lí 6

Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong các ngày 22-6 và 22-12?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 30 - sgk Địa lí 6

Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 30 - sgk Địa lí 6

Dựa vào bảng số liệu sau đây, hãy giải thích tại sao số ngày có ngày dài suốt 24 giờ lại tăng từ vòng cực đến cực?

Vĩ độ

66°33’B

70°B

75°B

80°B

85°B

90°B

Số ngày có ngày dài suốt 24 giờ

1

65

103

134

161

186

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa lí 6 bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa


  • 80 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021