Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời
Trái đất chuyển động quanh Mặt trời vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo. Sự chuyển động đó là nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm. Và để các bạn nắm rõ hơn, KhoaHoc mời các bạn đến với bài sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời
- Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình Elip gần tròn.
- Khi chuyển động quanh Mặt trời, Trái đất cũng đồng thời tự quay quanh trục.
- Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.
2. Hiện tượng các mùa
- Nguyên nhân: Khi chuyển động trên quỹ đạo trục trái đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu Bắc, lúc nửa cầu Namngả về phía Mặt trời sẽ sinh ra các mùa trong năm.
- Cụ thể các mùa:
- Khi nửa cầu hướng về phía mặt trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng
- Khi nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được lượng ánh sáng ít hơn sẽ là mùa lạnh.
- Trong một năm, ở hai nửa cầu có các mùa đối lập nhau.
- Người ta chia một năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu và đông.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 25 - sgk Địa lí 6
Quan sát hình 23 (trang 25 SGK Địa lý 6), hãy cho biết:
- Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
- Độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí: xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí?
Trang 25 - sgk Địa lí 6
Quan sát hình 23 (trang 25 SGK Địa lý 6), hãy cho biết:
- Trong ngày 22-6 (hạ chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?
- Trong ngày 22-12 (đông chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?
Trang 26 - sgk Địa lí 6
Quan sát hình 23 (trang 25 SGK Địa lý 6), hãy cho biết:
- Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về Mặt Trời như nhau vào các ngày nào?
- Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1:Trang 27 - sgk Địa lí 6
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Câu 2: Trang 27 - sgk Địa lí 6
Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau?
=> Trắc nghiệm địa lí 6 bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời
Xem thêm bài viết khác
- Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- Hãy chỉ nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam trên quả địa cầu hoặc trên hình 3? Địa 6 trang 8
- Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
- Quan sát hình 35, cho biết: các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?
- Đáp án phần trắc nghiệm đề 11 kiểm tra học kì 2 địa lý 6
- Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
- Khi quan sát các đường đồng mức, biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn? Địa lí 6 trang 19
- Bài 2
- Dựa vào hình 22, cho biết ở Bắc bán cầu, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch về phía bên phải hay bên trái? Địa lí 6 trang 23
- Khoảng cách 1cm trên bản đồ có tỉ lệ 1: 2.000.000 bằng bao nhiêu Km trên thực địa? Địa lí 6 trang 12
- Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 15 các mỏ khoáng sản