Đáp án phần trắc nghiệm đề 10 kiểm tra học kì 2 địa lí 6
I. Trắc nghiệm ( 5 điểm):
Câu 1: Sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất gọi là:
A. Khí hậu
B. Nhiệt độ
C. Khí nóng
D. Khí áp
Câu 2: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là:
A. 25‰ B. 30‰ C. 35‰ D. 40‰
Câu 3: Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có mấy loại hồ:
A. 3 loại hồ
B. có 4 loại hồ
C. có 2 loại hồ
D. có 5 loại hồ
Câu 4: Các mỏ khoáng sản dùng để làm nguyên liên liệu sản xuất ra phân bón, đồ gốm, vật liệu xây dựng là:
A. Muối mỏ, apatit, sắt, dầu mỏ, đồng
B. Muối mỏ, apatit, thạch anh, crôm, titan
C. Kim cương, thạch anh, đá vôi, cát, muối mỏ
D. Kim cương, thạch anh, than đá , than bùn, chì, kẽm
Câu 5: Các đại dương trên Trái Đất là:
A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương
B. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương
C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương
D. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương
Câu 6: Nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển là:
A. sông ngòi.
B. ao, hồ.
C. sinh vật.
D. biển và đại dương.
Câu 7: Khoáng sản không phải là khoáng sản phi kim loại là:
A. Thạch anh
B. Đá vôi
C. Dầu khí
D. Kim cương
Câu 8: Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật là:
A. Khí hâu
B. Địa hình
C. Đất
D. Con người
Câu 9: Nguyên nhân sinh ra gió là do:
A. các hoàn lưu khí quyển
B. sự chênh lệch của khí áp
C. tác động của con người
D. động lực và nội lực
Câu 10: Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm:
A. 0,06°C B. 0,5°C C. 0,6°C D. 0,7°C
Bài làm:
Câu 1: D. Khí áp
Câu 2: C. 35‰
Câu 3: A. 3 loại hồ
Câu 4: C. Kim cương, thạch anh, đá vôi, cát, muối mỏ
Câu 5: D. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương
Câu 6: D. biển và đại dương.
Câu 7: D. Kim cương
Câu 8: A. Khí hâu
Câu 9: B. sự chênh lệch của khí áp
Câu 10: C. 0,6°C
Xem thêm bài viết khác
- Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
- Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
- Dựa vào kiến thức đã học, giải thích: Vì sao Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo?
- Dựa vào biểu đồ mưa của Thành phố Hồ Chí Minh ở hình 53 SGK, cho biết:
- Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20 độ C, lúc 13 giờ được 24 độ C và lúc 21 giờ được 22 độ C.
- Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào? Địa lí 6 trang 19
- Dựa vào bảng số liệu sau đây, hãy giải thích tại sao số ngày có ngày dài suốt 24 giờ lại tăng từ vòng cực đến cực? Địa lí 6 trang 30
- Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ?
- Tại sao người ta lại nói rằng: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
- Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?
- Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất? Địa lí 6 trang 30