Chứng minh rằng: Công xã Pa –ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa –ri?
Câu 2: Trang 196 – sgk lịch sử 10
Chứng minh rằng: Công xã Pa –ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa –ri?
Bài làm:
Công xã Pa –ri là nhà nước khác hẳn kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó.
- Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán , thay thế vào là lực lượng vũ trang nhân dân.
- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học, nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thành.
- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn, kiểm soát tiền lương của các xí nghiệp, giảm bớt lao động đêm,...
- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân
Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa –ri là:
- Chính những sự khác biệt đó mà Công xã Pa –ri được xem là nhà nước kiểu mới. Nhà nước vô sản do dân và vì dân.
- Công xã dể lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản: Tổ chức lãnh đạo các tầng lớp nhân dân...
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại?
- Thế nào là người tối cổ?
- Giai cấp vô sản công nghiệp ra đời khi nào?
- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?
- So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân thời Nguyễn có điểm gì khác?
- Vì sao phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê lại không phát triển?
- Hãy cho biết những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Em có nhận xét gì về người thợ thủ công Việt Nam?
- Hãy cho biết đặc điểm của tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII – XVIII?
- Những nhà tư tưởng tiến bộ của Pháp đã có vai trò như thế nào trong việc chuẩn bị cho cách mạng?
- Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII