Đây là hai bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm. Theo em, hai bài ca dao này châm biếm những đối tượng nào?
Bài 3, 4
a) Đây là hai bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm. Theo em, hai bài ca dao này châm biếm những đối tượng nào?
b) Nội dung châm biếm trong mỗi bài là gì?
c) để tạo nên tiếng cười châm biếm, tác giả dân gian đã lựa chọn cách nói như thế nào?
d) Từ việc tìm hiểu các bài ca dao trên, em hãy nêu cách đọc hiểu các văn bản ca dao, dân ca.
Bài làm:
a) Bài ca dao số 3 châm biếm những người lười lao động, muốn được hưởng thụ an nhàn. Bài ca dao số 4 phê phán những người bói toán, mê tín dị đoan.
b) Bài ca dao số 3 châm biếm những người lười lao động, rượu chè, ngủ ngày, không muốn lao động mà vẫn có ăn.
Bài ca dao số 4 châm biếm những người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, cùng những người mê tín dị đoạn một cách mù quáng.
c) Để tạo nên những tiếng cười châm biếm, tác giả sử dụng những cách nói ngược, những sự thật hiển nhiên để phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người, những sự việc đáng cười trong xã hội.
d) Các bài ca dao trữ tình cần đọc chậm rãi để cảm nhận những tâm tư tình cảm, những nỗi niềm mà người lao động gửi gắm.
Các bài ca dao châm biếm đọc với giọng điệu vui tươi, hài hước.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 7 VNEN bài 16: Ôn tập
- Trình bày các ý cơ bản của hai bài thơ theo sơ đồ
- Thử thay các từ đồng nghĩa với quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục 3c, 3d Hoạt động hình thành kiến thức và rút ra nhận xét.
- Tìm đọc những thông tin nói về quyền trẻ em. Cùng bình luận với người thân/ bạn bè về quyền thực hiện quyền trẻ em
- Đọc nội dung trong bảng và thực hiện yêu cầu ở dưới: Xác định vai trò của ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau:
- Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh
- Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:
- Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
- Em có biết mình được đặt tên như thế nào không? Hãy nói với bạn bè về ý nghĩa của tên mình
- Lựa chọn những nhận xét đúng về tiếng bà ở từ bà ngoại trong câu văn trên
- Đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết các đoạn trích sau, tác giả đã sử dụng cách biểu cảm nào. Mỗi cách biểu cảm có tác dụng gì?