Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 vòng 17 Đề thi thử Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện lớp 3
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 3 vòng 17
KhoaHoc.com.vn mời các bạn cùng theo dõi Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt vòng 17 lớp 3 năm 2022 mới nhất được chúng tôi cập nhật.
Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 vòng 17 - Đề 1
C1: Từ nào sau đây trái nghĩa với "đẹp"?
A. xấu
B. thấp
C. xinh
D. cao
C2: Trong các câu sau, câu nào sử dụng đúng dấu phẩy?
A. Lan và, Hoa cùng đi bộ đến trường.
B. Cô em, mẹ em và bà ngoại đều là giáo viên.
C. Đồng cỏ xanh, ngắt, lấm chấm, vài bông hoa tím.
D. Sáng nay, em đi đến, trường bằng xe đạp.
C3: Cặp hình ảnh nào được so sánh với nhau trong khổ thơ sau?
"Trăng như con thuyền nhỏ
Trôi cùng gió với sao."
(Linh Anh)
A. trăng - gió
B. trăng - con thuyền nhỏ
C. trăng - sao
D. gió - sao
C4: Cái hoa "bận" như thế nào trong đoạn thơ sau?
"Con chim bận bay
Cái hoa bận đỏ
Cờ bận vẫy gió
Chữ bận thành thơ
Hạt bận vào mùa
Than bận làm lửa."
(Trinh Đường)
A. vào mùa
B. vẫy gió
C. đỏ
D. làm lửa
C5: Đáp án nào gồm các từ chỉ hoạt động trong câu dưới đây?
"Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ."
(Thanh Tịnh)
A. rộng, muốn
B. nhìn, bay
C. nhưng, còn
D. chim, trời
C6: Trong các câu sau, câu nào viết đúng chính tả?
A. Chiếc áo có màu xanh ra trời.
B. Bác ngư dân có làn gia rám nắng.
C. Mẹ ra đồng từ sáng sớm.
D. Hạt tiêu dùng làm da vị trong các món ăn.
C7: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:
"Con người muốn sống, con ơi
Phải ... đồng chí, ... người anh em."
(Theo Tố Hữu)
A. quý
B. thương
C. mến
D. yêu
C8: Tiếng nào sau đây có thể ghép với tiếng "đồng" để tạo thành từ có nghĩa là "người cùng chung nòi giống"?
A. bào
B. chí
C. hương
D. bạc
C9: Những câu thơ sau nằm trong bài thơ nào?
"Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?"
(Tố Hữu)
A. Vàm Cỏ Đông
B. Quạt cho bà ngủ
C. Tiếng ru
D. Mẹ vắng nhà ngày bão
C10: Những sự vật nào được so sánh với nhau trong hai câu văn sau?
"Mái tóc mẹ mềm mượt như dòng suối chảy. Mẹ hay gội đầu bằng bồ kết và lá bưởi nên lúc nào cũng thoang thoảng mùi hương dịu dàng."
A. mái tóc - lá bưởi
B. dòng suối - bồ kết
C. mái tóc mẹ - dòng suối chảy
D. dòng suối - lá bưởi
C11: Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả?
A. hoa xen
B. củ xắn
C. cây sấu
D. quả xim
C12: Từ nào dưới đây chỉ một điệu hát lưu truyền trong dân gian, thường không rõ tác giả?
A. dân ca
B. múa ca
C. hát ca
D. ca sĩ
C13: Giải câu đố sau:
Cái gì không miệng
Mà lại có răng
Giúp bé siêng năng
Hằng ngày chải tóc?
A. cái dây buộc tóc
B. cái cặp tóc
C. cái lược
D. cái kẹp tóc
C14: Trong truyện cổ tích "Hũ bạc của người cha", ở lần thứ 2, sau khi đưa tiền cho cha nhưng người cha liền ném tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì?
A. Thản nhiên đứng nhìn
B. Vội thọc tay vào lửa để lấy ra
C. Vùng vằng bỏ đi
D. Khóc và trách người cha của mình
C15: Khi nhìn thấy tiền của mình bị cha ném vào lửa, tại sao người con trong truyện "Hũ bạc của người cha" lại bất chấp lửa nóng mà vội thọc tay vào để lấy ra?
A. Vì số tiền đó có giá trị rất lớn.
B. Vì đó là tiền anh chắt chiu làm lụng, dùng sức lao động để có được.
C. Vì người con đang rất cần tiền để trang trải cuộc sống.
D. Vì người con đang rất cần tiền để trả nợ.
C16: Từ nào dưới đây viết sai chính tả?
A. sum họp
B. săn sóc
C. san xẻ
D. sung túc
C17: Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. sao xuyến
B. sửa xoạn
C. sửa soạn
D. xum vầy
C18: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây thuộc chủ đề gia đình?
A. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
B. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
C. Dám nghĩ dám làm
D. Con hiền cháu thảo
C19: Từ trái nghĩa với từ "ngoài" bắt đầu bằng "ch" hoặc "tr" là từ:
A. chen
B. trong
C. chiên
D. trên
C20: Câu "Mẹ em làm bánh rán." thuộc câu kiểu nào?
A. Khi nào?
B. Ai là gì?
C. Ai làm gì?
D. Ở đâu?
C21: Tìm các từ chỉ hoạt động trong hai câu thơ sau:
"Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước ; con chim ca, yêu trời"
(Tố Hữu)
A. hoa, mật, trời
B. nước, chim, hoa
C. làm, bơi, ca
D. cá, hoa, chim
C22: Trong các từ sau, từ nào là tên một nghề?
A. công ty
B. công trường
C. công nhân
D. công sở
C23: Tiếng nào dưới đây ghép được với tiếng "nhà" để tạo thành từ có nghĩa?
A. nấu
B. mưa
C. đi
D. mái
C24: Cặp hình ảnh nào được so sánh với nhau trong câu sau?
"Cánh đồng lúa chín vàng như tấm thảm khổng lồ."
A. tấm thảm - khổng lồ
B. chín vàng - khổng lồ
C. cánh đồng lúa - tấm thảm
D. lúa chín - tấm thảm
C25: Từ nào dưới đây viết sai chính tả?
A. chong chóng
B. trong lành
C. chong veo
D. trong vắt
C26: Đáp án nào sau đây là thành ngữ, tục ngữ?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Lá vàng đùm lá rách.
C. Lá lành bọc lá rách.
D. Lá vàng bọc lá rách.
C27: Nội dung truyện "Hũ bạc của người cha" khuyên răn chúng ta điều gì?
A. Cần phải biết giúp đỡ những người bạn bè
B. Cần phải chăm chỉ tập thể dục thì cơ thể mới khỏe mạnh
C. Cần phải chăm chỉ, chịu khó làm lụng, dựa vào sức lực của mình thì mới biết quý trọng tiền bạc
D. Cần phải yêu đất nước, nhớ về quê hương
C28: Đáp án nào dưới đây là tục ngữ/thành ngữ?
A. Ít chắt chiu hơn nhiều phóng khoáng
B. Ít mà tốt hơn nhiều mà xấu
C. Ít ăn ngon hơn nhiều ăn dở
D. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
C29: Câu nào dưới đây là câu kiểu "Ai làm gì?"?
A. Đất nước mình thanh lịch.
B. Nghỉ hè, Páo đi thăm bố.
C. Nhà cao sừng sững như núi.
D. Con đường sao mà rộng thế!
C30: Giải câu đố sau:
Ai người quê ở Cao Bằng
Giao liên tuổi nhỏ, một lòng vì dân?
A. Lý Tự Trọng
B. Võ Thị Sáu
C. Kim Đồng
D. Nguyễn Văn Trỗi
Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 vòng 17 - Đề 2
Bài 1. Điền từ hoặc số vào chỗ chấm
Câu 1. Chân ………….đá mềm
Câu 2. Không có lửa làm sao có ……….
Câu 3. Tre …………dễ uốn
Câu 4. Danh …………thắng cảnh
Câu 5. Tay làm hàm …………tay quai miệng trễ
Câu 6. Rừng …………..biển bạc
Câu 7. Mẹ tròn ………………vuông
Câu 8. Đen như củ …………..thất
Câu 9. Đồng ……………hiệp lực
Câu 10. Non ……………nước biếc
Bài 2. Nối ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để được câu đúng
Trắc nghiệm 1
Câu 1. Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ viết đúng chính tả?
a. thức giậy, gianh giá, giục giã
b. gieo trồng, phút dây, dành dụm
c. giẫm đạp, đường ray, chui rúc
d. dinh dưỡng, giản dị, gia giẻ
Câu 2. Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả?
"Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các trùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và chải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần chụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng."
(Theo Nguyễn Đình Thi)
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được câu tục ngữ đúng: Ngựa chạy có …, chim bay có …
a. bầy - bạn
b. bầy – đàn
c. đàn - bạn
d. đàn - bầy
Câu 4. Những sự vật nào được nhân hóa trong khổ thơ dưới đây?
"Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười."
(Đỗ Quang Huỳnh)
a. đồng làng, heo may, hạt mưa
b. vườn, tiếng chim, mầm cây
c . mầm cây, hạt mưa, cây đào
d. mắt, vườn, cây đào
Câu 5. Giải câu đố sau:
Có sắc: nhảy nhót lùm cây
Bỏ sắc: sáng chín tầng mây đêm về.
Từ có sắc, bỏ sắc là những từ nào?
a. cáo – cao
b. sáo – sao
c. dế - dê
d. trắng – trăng
Câu 6. Trong bài thơ “Bàn tay cô giáo”, những sự vật được sáng tạo từ bàn tay cô sẽ tạo ra bức tranh về cảnh gì?
a. cảnh đêm khuya trên biển
b. cảnh hoàng hôn trên biển
c. cảnh hoàng hôn trên biển
d. cảnh bình minh trên biển
Câu 7. Có bao nhiêu từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn dưới đây?
"Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò."
(Theo Phạm Đức)
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 8. Từ nào dưới đây không cùng nghĩa với các từ còn lại?
a. quốc gia
b. đất nước
c. non sông
d. sông nước
Câu 9. Câu văn nào dưới đây sử dụng dấu phẩy chưa hợp lí?
a. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
b. Bao năm rồi mà tôi vẫn không sao, quên được vị thơm ngậy của chiếc bánh khúc.
c. Bác sĩ, giáo viên là những người trí thức cống hiến hết mình cho đất nước.
d. Bầu trời mùa thu cao lồng lộng, thăm thẳm xanh.
Câu 10. Câu ca dao dưới đây viết về địa danh nào?
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
a. Sơn La
b. Cao Bằng
c. Lạng Sơn
d. Bắc Kạn
Trắc nghiệm 2
Câu 1. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
a. trắc trở
b. trắc nịch
c. chung chuyển
d. chen trúc
Câu 2. Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả?
"Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang trõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo sôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, chông đẹp như những bông hoa."
(Theo Ngô Văn Phú)
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 3. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không chính xác?
a. Đi đến nơi, về đến chốn
b. Đi sớm về khuya
c. Đi chào về hỏi
d. Đi guốc đau bụng
Câu 4. Câu thơ nào dưới đây không xuất hiện hình ảnh so sánh?
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
b. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng.
(Đồng Xuân Lan)
c. Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
(Đồng Xuân Lan)
d. Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
(Đỗ Trung Quân)
Câu 5. Giải câu đố sau:
Tên như con vật biển xa
Hóa ra lại ở ngay nơi rất gần
Dẫu rằng đen, đỏ, tím, xanh…
Cũng đều vì sự học hành của ta.
Đố là chữ gì?
a. tôm
b. mực
c. cua
d. cá
Câu 6. Bài tập đọc "Người liên lạc nhỏ" kể về người anh hùng nào?
a. Vừ A Dính
b. Lý Tự Trọng
c. Nguyễn Văn Trỗi
d. Nông Văn Dền
Câu 7. Trong bài tập đọc "Cửa Tùng", người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như sự vật nào?
a. một chiếc cặp tóc bạch kim cài lên mái tóc bồng bềnh của biển.
b. một tấm thảm khổng lồ làm bằng ngọc thạch.
c. một chiếc khăn dát bạc cài vào mái tóc xanh của biển.
d. một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Câu 8. Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi "Ở đâu?" trong câu: "Những tia nắng ấm áp dịu dàng chiếu khắp cánh đồng."?
a. ấm áp
b. những tia nắng
c. khắp cánh đồng
d. dịu dàng
Câu 9. Dấu phẩy trong câu văn nào dưới đây được sử dụng đúng?
a. Giữa những đám, mây màu xám đục vòm trời hiện ra những khoảng xanh vời vợi.
b. Hai bên bờ sông những bãi ngô, bắt đầu xanh tốt.
c. Trưa nước biển, xanh lơ và khi chiều thì đổi sang màu xanh lục.
d. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa hương.
Câu 10. Dòng nào dưới đây phù hợp để đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau?
"Cánh đồng làng như một tấm lụa màu thiên lí căng tít tận chân đê."
a. Cánh đồng làng ở đâu?
b. Cánh đồng làng như thế nào?
c. Cánh đồng làng làm gì?
d. Cánh đồng làng được miêu tả khi nào?
Trắc nghiệm 3
Câu 1. Câu văn nào dưới đây có từ viết sai chính tả?
a. Giữa cánh đồng, có một túp lều bằng phên dạ màu vàng sỉn, xung quanh xếp đầy những hàng gạch mới dòng.
b. Mặt trời chiếu vào những ngọn sóng nhỏ lăn tăn lóng lánh như những hạt kim cương rải rác trên mặt biển.
c. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
d. Trong rừng, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim chóc gọi nhau ríu ran không ngớt.
Câu 2. Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm các từ viết đúng chính tả?
a. giúp đỡ, dỗ rành, giao lưu
b. giàn giáo, giãy giụa, rực rỡ
c. dược sĩ, rang cơm, dóc rách
d. giơ tay, khu rừng, tứ dác
Câu 3. Thành ngữ nào dưới đây viết đúng?
a. Muôn nhà như một
b. Muôn dân như một
c. Muôn người như một
d. Muôn màu như một
Câu 4. Câu thơ nào dưới đây có sử dụng biện pháp nhân hóa?
a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
b. Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
c. Suối là tiếng hát của rừng.
d. Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi.
Câu 5. Giải câu đố sau:
Không là thợ dệt
Không guồng quay tơ
Không học bao giờ
Chăng tơ bừa bãi.
Là con gì?
a. con mối
b. con ong
c. con bướm
d. con nhện
Câu 6. Ai được nhân dân tôn là "ông tổ nghề thêu"?
a. Trần Quang Khải
b. Trần Quốc Tuấn
c. Trần Quốc Khái
d. Trần Quốc Toản
Câu 7. Bộ phận nào trong câu sau trả lời cho câu hỏi "Như thế nào?"
"Những bông hoa mướp vàng tươi như những đốm nắng."
a. như những đốm nắng
b. vàng tươi như những đốm nắng
c. những bông hoa mướp
d. những bông hoa mướp vàng tươi
Câu 8. Từ nào dưới đây không cùng nghĩa với những từ còn lại?
a. tốt bụng b. hiền hậu
c. nhân hậu d. dịu dàng
Câu 9. Câu văn nào dưới đây sử dụng sai dấu phẩy?
a. Những buổi bình minh, mặt trời bẽn lẽn núp sau sườn núi.
b. Màn sương, trắng buông nhẹ trên mặt sông.
c. Ngoài kia, bầu trời đang chở nặng những đám mây xám xịt.
d. Ánh trăng dát bạc trên những vòm lá um tùm, trải bạc xuống dòng sông lấp lánh.
Câu 10. Ai là tác giả của bài thơ "Anh Đom Đóm"?
a. Quang Huy
b. Định Hải
c. Võ Quảng
d. Nguyễn Ngọc