Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả tự do bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Câu 1: (Trang 157 - SGK Ngữ văn 9) Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả tự do bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Bài làm:
- Bài thơ có thể chia làm ba phần:
- Phần 1 (hai khổ đầu): kỉ niệm của tác giả gắn bó với vầng trăng, nhịp thơ là lời tự sự nhẹ nhàng về quá khứ.
- Phần 2 (hai khổ tiếp): Sự lãng quên vầng trăng khi sống trong môi trường mới và bất ngờ gặp lại vầng trăng khi đột ngột mất điện. Giọng thơ thể hiện sự đột ngột, ngỡ ngàng
- Phần 3 (hai khổ cuối): Sự đối diện với vầng trăng và suy ngẫm về những ngày đã sống cùng vầng trăng. Giọng điệu trở nên trầm lắng và tha thiết hơn.
- Bài thơ như là một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc là khi đã coi vầng trăng “như người dưng qua đường”, thì bỗng mất điện, “gặp lại vầng trăng tròn”. Con người vô tình còn trăng vẫn thuỷ chung. Chính sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong bối cảnh ấy đã gợi nhiều kỷ niệm tình nghĩa trong lòng nhà thơ. Con người vô tình, quên lãng theo thời gian còn ánh trăng vẫn mãi đồng hàng cùng con người theo năm tháng.. Cái giật mình chợt nhận ra là sự tự vấn lương tâm, sự tự trách. Đó chính là chỗ để thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Nội dung chính bài Làng ( Kim Lân)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ về một nhân vật cụ thể (em cu Tai) nhưng lại đặt tên cho tác phẩm này là “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Theo em, như vậy có hợp lí không? Vì sao?
- Nội dung chính bài Chuyện người con gái Nam Xương Đặc sắc nội dung Chuyện người con gái Nam Xương
- Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?
- Hình ảnh chiếc xe ở phần đầu và phần kết bài thơ có gì thay đổi? Ý nghĩa nghệ thuật của điều này?
- Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại
- Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí
- Viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng cả ba hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
- Nội dung chính bài Cảnh ngày xuân