Giải bài 2: Ba điểm thẳng hàng sgk Toán 6 tập 1 Trang 105 107

  • 1 Đánh giá

Bài học này trình bày nội dung: Ba điểm thẳng hàng. Dựa vào cấu trúc SGK toán lớp 6 tập 1, KhoaHoc sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn

A. Tổng hợp kiến thức

I. Khái niệm

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng

  • Khi ba điểm A, C, D cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng. ( Hình 8.a )
  • Khi ba điểm A, B, C không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng. ( Hình 8.b )

II. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng

Ta nói:

  • Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A.
  • Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B.
  • Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C.
  • Điểm C nằm giữa hai điểm A và B.

Tổng quát

  • Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 8: Trang 106 - sgk Toán 6 tập 1

Ở hình 10 thì ba điểm A, B, C hay ba điểm A, M, N thẳng hàng? Lấy thước thẳng để kiểm tra.

Hướng dẫn giải câu 8 bài Ba điểm thẳng hàng

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 9: Trang 106 - sgk Toán 6 tập 1

Hướng dẫn giải câu 9 bài Ba điểm thẳng hàng

Xem hình 11 và gọi tên:

a) Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.

b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 10: Trang 106 - sgk Toán 6 tập 1

Vẽ:

a) Ba điểm M, N, P thẳng hàng.

b) Ba điểm C, E, D thẳng hàng sao cho điểm E nằm giữa hai điểm C và D.

c) Ba điểm T, Q, R không thẳng hàng.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 11: Trang 107 - sgk Toán 6 tập 1

Hướng dẫn giải câu 11 bài Ba điểm thẳng hàng

Xem hình 12 và điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Điểm ... nằm giữa hai điểm M và N.

b) Hai điểm R và N nằm ... đối với điểm M.

c) Hai điểm ... nằm khác phía đối với ...

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 12: Trang 107 - sgk Toán 6 tập 1

Hướng dẫn giải câu 12 bài Ba điểm thẳng hàng

Xem hình 13 và gọi tên các điểm:

a) Nằm giữa hai điểm M và P.

b) Không nằm giữa hai điểm N và Q.

c) Nằm giữa hai điểm M và Q.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 13: Trang 107 - sgk Toán 6 tập 1

Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:

a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (ba điểm N, A, B thẳng hàng).

b) Điểm B nằm giữa hai điểm A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm Hình học 6 bài 2: Ba điểm thẳng hàng


  • 4 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021