Giải bài 27 vật lí 7: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
Cách đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp như thế nào ? Để hiểu rõ về cách xác định, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp thuộc chương trình Sgk Vật lí lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết , đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn .
Nội dung bài học gồm hai phần:
- Lý thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- Báo cáo thực hành
A. Lý thuyết
I. Chuẩn bị
- Một nguồn điện 3V hoặc 6V.
- Hai bóng đèn pin như nhau
- Một ampe kế hoặc miliampe kế có giới hạn đo từ 0,5A trở lên và có dộ chia nhỏ nhất là 0,01A.
- Một vôn kế có giới hạn đo là 6V và có độ chia nhỏ nhất là 0,1V.
- Một công tắc
- Bảy đoạn dây dẫn bằng đồng có vỏ cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm.
- Chuẩn bị báo cáo
II. Nội dung thực hành
1. Mắc nối tiếp hai bóng đèn
a, Quan sát hình 27.1a và 27.1b để nhận biết hai bóng đèn được mắc nối tiếp.
C1. Hãy cho biết trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc như thế nào với các bộ phận khác?
Hướng dẫn:
- Nhận biết cách mắc nối tiếp các thiết bị điện: hai thiết bị mắc nối tiếp kế cận nhau chỉ có một điểm chung và liên tục giữa hai cực của nguồn điện (hay pin).
- Do vậy:
+ Trong mạch điện 27.l a ta thấy: Dây dẫn 1 nối tiếp cực + của pin với ampe kế (1), nối tiếp với bóng đèn 1 rồi nối tiếp dây dẫn điện (2), nối tiếp với bóng đèn (2), nối tiếp với dây dẫn điện (3), nối tiếp với cái ngắt điện K, cuối cùng là nối tiếp vào cực (-) của pin.
(Mạch điện hở vì cái ngắt điện K ở vị trí ngắt mạch, lúc này số chỉ của ampe kế là 0, đèn không sáng).
b, Mắc mạch điện như hình 27.1a
2. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp
- Đóng công tắc cho mạch điện vừa mắc, đọc và ghi số chỉ I1 của ampe kế vào bảng 1 của bản báo cáo.
- Lần lượt mắc ampe kế vào các vị trí 2 và 3, ghi các số chỉ I2, I3 tương ứng của ampe kế vào bảng 1 của bản báo cáo.
- Hoàn thành nhận xét trong bảng báo cáo.
3. Đo hiệu điện thế đối với doạn mạch nối tiếp
- Mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 2 như sơ đồ hình 27.2 của mạch điện đã có
- Đọc và ghi giá trị U12 của hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 vào bảng 2 của bản báo cáo.
- Lần lượt làm như trên khi mắc vôn kế vào hai điểm 2, 3 và hai điểm 1,3.
- Ghi các giá trị U23 và U13 của các hiệu điện thế vào bảng 2 của bản báo cáo.
- Hoàn thành nhận xét trong bản báo cáo.
B. Mẫu báo cáo thực hành
Chú ý: Đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo để có một bài báo cáo thực hành đúng.
THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
Họ và tên:................... Lớp:..................................
1. Điền từ thích hợp vào ô trống:
a) Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.
Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe. kí hiệu là A
Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện.
b) Đo hiệu điện thế bằng vôn kế
Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V
Mắc 2 chốt của vôn kế trực tiếp vào hai điểm của mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt (+) của nó được nối về phía cực (+) của nguồn điện
2. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp
a) Vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 27.1a vào khung dưới đây:
Sơ đồ mạch điện
b) Kết quả đo:
Bảng 1
Vị trí của ampe kế | Vị trí 1 | Vị trí 2 | Vị trí 3 |
Cường độ dòng điện | I1 = 0,5A | I2 = 0,5A | I3 = 0,5A |
c) Nhận xét:
Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3
3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
a) Vẽ sơ đồ mạch điện tương tự hình 27.2 vào khung dưới đây, trong đó vôn kế được mắc để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2
Sơ đồ mạch điện
b) Kết quả đo:
Bảng 2
Vị trí mắc vôn kế | Hiệu điện thế |
Hai điểm 1 và 2 | U12 = 3V |
Hai điểm 2 và 3 | U23 = 3V |
Hai điểm 1 và 3 | U13 = 6V |
c) Nhận xét:
Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U23
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 12 vật lí 7: Độ to của âm
- Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện gì giống nhau?
- Vật lý 7: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 5)
- Giải câu 8 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện sgk Vật lí 7 trang 57
- Đáp án câu 4 đề kiểm tra học kỳ 2 (Phần 4) Vật lý 7
- Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. sgk Vật lí 7 trang 60
- Giải câu 4 bài 6 vật lý 7: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Giải vật lí 7: Bài tập 1 trang 86 sgk
- Giải bài 8 vật lí 7: Gương cầu lõm
- Tất cả chúng ta hãy cùng nhau giữ im lặng và lắng tai nghe. Em hãy nêu những âm mà em nghe được và tìm xem chúng được phát ra rừ đâu.
- Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ ? Tại sao ?
- Trả lời câu hỏi C2 bài 25: Hiệu điện thế sgk vật lí 7 trang 69