Giải bài 4 vật lí 6: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Làm cách nào để xác định được thể tích một vật rắn? Để nghiên cứu vấn đề đó, Tech12 xin chia sẻ với các bạn bài Đo thể tích vật rắn không thấm nước thuộc chương trình vật lí lớp 6. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích đối với các bạn.
A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước, có thể dùng bình chia độ, bình tràn.
- Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng cách:
- Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
- Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. (Trang 15 SGK lí 6)
Quan sát hình 4.2 (SGK) và mô tả cách đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ.
Câu 2. (Trang 15 SGK lí 6)
Nếu hòn đá to không bỏ lọt bình chia độ thì người ta dùng thêm bình tràn và bình chứa để đo thể tích của nó như hình 4.3a (SGK).
Hãy mô ta cách đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình tràn vẽ ở hình 4.3 (SGK).
Câu 3. (Trang 16 SGK lí 6)
Chọn từ thích hợp trong ngoặc kép đề điền vào chỗ trống trong các câu sau:
"tràn ra, thả chìm, thả, dâng lên"
Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng cách:
a) (1)........ vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng (2) ............. bằng thể tích của vật.
b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì (3).............. vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng (4)............ bằng thể tích của vật.
Câu 4. (Trang 17 SGK lí 6) Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật như hình 4.4 thì cần phải chú ý điều gì ?
Câu 5. (Trang 17 SGK lí 6)
Hãy tự làm một bình chia độ: Dán bằng giấy trắng dọc theo chai nhựa (hoặc cốc), dùng bơm tiêm bơm 5 cm3 nước vào chai, đánh dấu mực nước và ghi 5 cm3 vào băng giấy. Tiếp tục làm như vậy và ghi 10 cm3 , 15 cm3 .... cho đến khi nước đầy bình chia độ.
Câu 6. (Trang 17 SGK lí 6)
Hãy tìm hai vật nào đó và đo thể tích của chúng bằng bình chia độ vừa tạo ra.
=> Trắc nghiệm vật lí 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng.
- Dựa theo mức nước trong ống thủy tinh, người ta có thể biết thời điểm thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao? trang 64 sgk vật lí 6
- Từ bảng trên có thể rút ra nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau? trang 59 sgk vật lí 6
- Giải câu 7 bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) sgk Vật lí 6 trang 79
- Dùng ròng rọc có lợi gì?
- Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu? trang 63 sgk vật lí 6
- Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau ? sgk vật lí 6 trang 82
- Giải vật lí 6: Bài tập 6 trang 84 sgk
- Nêu hai thí dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng.
- Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.
- Giải bài 1 vật lí 6: Đo độ dài
- Hãy thực hiện phép cân một vật nào đó bằng cân Rô-bec-van.