Giải bài 51 sinh 7: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
Trong bài 51, chúng ta tìm hiểu các bộ cuối cùng của lớp Thú: các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng. Từ đó, đưa ra đặc điểm chung và vai trò của lớp Thú. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi.
A. Lý thuyết
I. Các bộ Móng guốc
- Gồm những thú có kích thước lớn, số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có bao sừng gọi là guốc.
- Gồm 3 bộ:
- Bộ Guốc chẵn: số ngón chân chẵn, đa số có sừng, đa số nhai lại
- Bộ Guốc lẻ: số ngón chân lẻ, không có sừng (trừ Tê giác), không nhai lại
- Bộ Voi: có 5 ngón chân, có vòi, không sừng, không nhai lại
II. Bộ Linh trưởng
- Đặc điểm:
- Đi bằng 2 chân
- Bàn tay, bàn chân có 5 ngón
- Ngón tay cái đói diện với các ngón còn lại => thích nghi với cầm nắm, leo trèo
- Ăn tạp
III. Vai trò của Thú
- Lợi ích:
- Cung cấp thực phẩm
- Làm sức kéo
- Làm dược liệu
- Là nguyên liệu cho đồ mĩ nghệ
- Tiêu diệt gặm nhấm có hại
- ...
- Tác hại:
- Phá hoại mùa màng
- Phá đồ dùng
- Truyền dịch bệnh
- Biện pháp bảo vệ:
- Xây dựng quy định bảo vệ động vật hoang dã
- Xây dựng khu bảo tồn
- Tổ chức nhân nuôi loài có giá trị
IV. Đặc điểm chung của Thú
- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
- Có lông mao
- Bộ răng phân hóa 3 loại
- Tim 4 ngăn
- Bộ não phát triển
- Là động vật hằng nhiệt
- Thai sinh và nuôi con bằng sữa
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 169 - sgk Sinh học 7
Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng Guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.
Câu 2: Trang 169 - sgk Sinh học 7
So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn.
Câu 3: Trang 169 - sgk Sinh học 7
Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú đối với con người.
=> Trắc nghiệm sinh học 7 bài 51: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
Xem thêm bài viết khác
- Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
- Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước
- So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn
- Giải sinh 7 bài 52: Thực hành Xem băng hình về đời sống tập tính của thú
- Vai trò thực tiễn của giun đốt gặp ở địa phương em?
- Giải bài 35 sinh 7: Ếch đồng
- Giải bài 56 sinh 7: Cây phát sinh giới Động vật
- Ở nước ta và địa phương em, nhân dân đang nuôi và khai thác loài tôm nào làm thực phẩm và xuất khẩu?
- So sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau. Nêu ý nghĩa của sai khác đó
- Giải bài 37 sinh 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- Hãy nêu rõ tác dụng của cơ hoành qua mô hình thí nghiệm hình 47.5
- Giải bài 33 sinh 7: Cấu tạo trong của cá chép