Giải sinh 7 bài 52: Thực hành Xem băng hình về đời sống tập tính của thú

  • 1 Đánh giá

Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú Sinh học lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt

I. Yêu cầu

  • Củng cố mở rộng bài học về các môi trường sống và tập tính của thú.
  • Biết cách tóm tắt những nội dung của băng hình.

II. Chuẩn bị

  • Học sinh ôn những bài của lớp thú
  • Băng hình về nội dung, tập tính của thú, máy chiếu.
  • Vở ghi chép nội dung băng.

III. Nội dung

1. Môi trường sống

  • Thú bay lượn: Ban ngày sống trong hốc cây, ban đêm đi kiếm ăn trên không trung (dơi ăn sâu bọ), sống trên cây, ăn quả (dơi quả) hoặc sống về ban ngày (sóc bay...).
  • Thú ở nước: sống trong môi trường nước (cá voi, cá đenphin, bò nước); sống ở nước nhiều hơn (thú mỏ vịt) và một số loài khác (rái cá, hải li...)
  • Thú ở đất: ở những nơi trống trải, có ít chỗ tru ẩn, nhiều thức ăn. Chủ yếu gồm thú có guốc, gặm nhấm, thú ăn sâu bọ...
  • Thú sống trong đất: đào hang để ở nhưng kiếm ăn tren mặt đất (chuột đồng, dúi, nhím,...)

2. Di chuyển

  • Xem băng hình giới thiệu các loại thức ăn, mồi và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài có liên quan tới cấu tạo và tập tính của từng nhóm thú.

3. Sinh sản

  • Các giai đoạn trong quá trình sinh sản và nuôi con: giao hoan, giao phối, chửa, đẻ, nuôi con, dạy con.

IV. Thu hoạch

1. Môi trường sống

Môi trương sống của thú rất đa dạng:

  • Thú sống trên mặt đất: thường ở nơi trống trải, có ít chỗ trú ẩn và nhiều thức ăn (bộ Móng Guốc, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn sâu bọ ...).
  • Thú sống trong đất : Có loài đào hang để ở (chuột đồng, dúi, nhím). Có loài đào tìm kiếm thức ăn trong đất (chuột chũi).
  • Thú ở nước : Có loài chỉ sống trong nước (cá voi, cá đen phin, bò nước). Có loài sống ở nước nhiều hơn (thú mỏ vịt, rái cá, hải li ...).
  • Thú bay lượn : có loài ban ngày ở trong hốc cây, ban đêm đi kiếm ăn trên không trung (dơi ăn sâu bọ); sống trên cây, ăn quả (dơi quả); có loài hoạt động về ban ngày (sóc bay).

2. Hình thức di chuyển

Các hình thức di chuyển của thú cũng khá đa dạng, tùy thuộc môi trường sống:

  • Trên cạn: Đi, chạy bằng 4 chân hoặc 2 chân (thú móng Guốc, thú Ăn thịt, thỏ, kanguru, khỉ, vượn ...), leo trèo (sóc, vượn, báo, mèo rừng ...).
  • Trên không: Bay (dơi), lượn (cầy bay, sóc bay).
  • Dưới nước: Bơi (cá voi, cá đen phin, rái cá, hải li, trâu nước ...).

3. Tập tính kiếm ăn và sinh sản

  • Các cách thức kiếm ăn: săn mồi, tìm mồi, rình mồi; mồi: ăn thịt sống, ăn xác chết, ăn tạp, ăn thực vật.
  • Tập tính sinh sản: khác nhau tùy loài. Nhưng đều theo quy trình chung: giao hoan (đánh nhau tranh giành con cái), giao phối, đẻ con/ đẻ trứng, chăm sóc con non, nuôi dạy con non.

  • 7 lượt xem
Chủ đề liên quan