Giải bài Tập đọc: Cửa sông
Thông qua bài thơ Cửa sông, tác giả Quang Huy muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải các bài tập dễ dàng, hiệu quả. Các em hãy cùng theo dõi nhé!
1. Nội dung
Qua hình ảnh cửa sông trong bài thơ, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn.
2. Luyện tập
Câu 1: trang 75 sgk tiếng việt 5 tập 2
Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
Trả lời:
Tác giả dùng những từ ngữ để nói về nơi sông chảy ra biển là:
Là cửa nhưng không then khoá
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.
Cách nói đó rất đặc biệt: cửa sông giống như một cánh cửa của dòng sông mở ra để đi vào lòng biển lớn. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác cửa bình thường, giúp người đọc hiểu thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen.
Câu 2: trang 75 sgk tiếng việt 5 tập 2
Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?
Trả lời:
Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt vì:
- Là nơi sông gửi lại phù sa để bồi đắp bãi bờ.
- Là nơi nước ngọt chảy vào biển rộng.
- Là nơi biển cả tìm về với đất liền.
- Là nơi nước ngọt của sông hòa với nước mặn của biển tạo thành vùng nước lợ.
- Là nơi cá tôm hội tụ, thuyền câu lấp lóa đêm trăng.
- Là nơi tàu chào mặt đất.
- Là nơi tiễn người ra biển.
Câu 3: trang 75 sgk tiếng việt 5 tập 2
Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn?
Trả lời:
- Biện pháp nhân hóa được thể hiện qua những từ ngữ trong khổ thơ cuối:
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Bỗng … nhớ một vùng núi non.
- Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông là không quên nguồn cội.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại trang 113
- Giải bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ
- Giải bài Tập làm văn:Lập chương trình hoạt động trang 32
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Không gia đình - Phần 1: Làng tôi
- Giải bài Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Những tấm lòng cao cả - chương 1
- Kể về việc làm tốt của bạn: Hoàng nhặt được ví và trả lại cho người bị mất
- Giải bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm) trang 143
- Bài văn mẫu tả người - kiểm tra viết tập làm văn lớp 5 trang 152
- Giải bài Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
- Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
- Giải bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống