Giải câu 9 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
Câu 9.(Trang 82 SGK)
Cho 12,8 gam kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt lúc này là 12,0 gam; nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.
Bài làm:
Gọi số mol của Fe phản ứng với số mol của ACl2 là x
PTHH
A + Cl2 → ACl2 (1)
Fe + ACl2 → FeCl2 + A (2)
(mol) x x x
Ta có nFeCl2 = 0,25.0,4 = 0,1 (mol)
Khối lượng thanh sắt tăng là: mA – mFe = xMA - 56x = 0,8 (g)
Thay x bằng 0,1 ta được: A = 64 => A là Cu
nCu = nCuCl2 = 12,8/64 = 0,2 (mol)
=>Nồng độ dung dịch CuCl2 là:
CMCuCl2= 0,2 / 0,4 = 0,5M
Xem thêm bài viết khác
- Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?
- Giải câu 1 Bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại
- Giải câu 3 Bài 28: Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
- Giải câu 1 bài Este
- Có 5 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M)
- Giải thí nghiệm 1 Bài 39: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom
- Giải bài 42 hóa học 12: Luyện tập Nhận biết một số chất vô cơ
- Giải bài 38 hóa học 12: Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng
- Giải bài 31 hóa học 12: Sắt
- Hãy nhận biết hai dung dịch riêng rẽ sau: (NH4)2S và (NH4)2SO4 bằng một thuốc thử.
- Giải câu 3 bài Este
- Giải câu 3 Bài 13: Đại cương về polime