Giải sinh 10 bài 12: Thực hành Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Sgk Sinh học lớp 10. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn
I. Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.
- Biết cách điều khiển sự đóng mở của các tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.
- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.
- Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong SGK.
II. Chuẩn bị
1. Mẫu vật
- Lá thài lài tía hoặc một số lá cây có tế bào với kích thước tương đối lớn và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá.
2. Dụng cụ và hóa chất
- Kính hiển vi quang học với vật kính x10, x40 vật kính x10 hoặc x15
- Lưỡi dao cạo râu, phiến kính và lá kính.
- Ống nhỏ giọt
- Nước cất, dung dịch muối (hoặc đường) loãng.
- Giấy thấm.
III. Nội dung và cách tiến hành
1. Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây
- Dùng dao lam tách lớp biểu bì cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nước cất
- Đặt lá kính lên mẫu. Hút nước xung quanh bằng giấy thấm.
- Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó là x40).
- Vẽ các tế bào biểu bì bình thường và các tế bào cấu tạo nên khí khổng quan sát được.
- Lấy tiêu bản ra khỏi kính. Nhỏ dung dịch muối vào mẫu, dùng giấy thấm phía đối diện.
- Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó là x40).
- Vẽ các tế bào đang bị co nguyên sinh chất quan sát được.
2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng
- Lấy tiêu bản ra khỏi kính. Nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính, dùng giấy thấm phía đối diện.
- Quan sát dưới kính hiển vi.
- Vẽ các tế bào quan sát được dưới kính hiển vi
IV. Thu hoạch
1. Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây
- Ban đầu tế bào được ngâm trong nước cất → nước thấm vào tế bào → tế bào trương nước → khí khổng mở ra.
- Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở lên ưu trương → nước thấm từ tế bào ra ngoài → tế bào mất nước → tế bào co lại, lúc này màng sinh chất tách khỏi thành tế bào → hiện tượng co nguyên sinh → khí khổng đóng.
Các dạng co trong quá trình co nguyên sinh:
2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng
- Khi cho thêm nước cất vào tiêu bản → môi trường ngoài nhược trương → nước lại thấm vào trong tế bào → tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại trạng thái bình thường (phản co nguyên sinh) → khí khổng mở.
Kết luận:
- Khí khổng đóng hay mở phụ thuộc vào lượng nước trong tế bào.
+ Tế bào no nước (trương nước) ⇒ lỗ khí mở.
+ Tế bào mất nước ⇒ lỗ khí đóng.
- Điều khiển sự đóng mở của khí khổng thông qua điều chỉnh lượng nước thẩm thấu vào trong tế bào.
Xem thêm bài viết khác
- Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?
- Thế nào là năng lượng?
- Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?
- Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người.
- Thế nào là vận chuyển thủ động?
- Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân
- Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?
- Tại sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
- HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào?
- Giải bài 5 sinh 10: Protein
- Điền sự sai khác của hai quá trình lên men vào bảng sau
- Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể vật đa dạng như ngày nay không?