Giải bài 2 sinh 10: Các giới sinh vật
Thế giới sống rất đa dạng và phong phú. Trong quá trình tìm hiểu, chúng được phân chia thành các nhóm sinh vật lớn gọi là Giới. Vậy sinh vật được chia thành các giới nào và có đặc điểm gì? Chúng ta cùng nghiên cứu trong bài này.
A. Lý thuyết
1. Giới và hệ thống phân loại 5 giới
a. Khái niệm giới
- Giới trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
- Các đơn vị phân loại: Giới --> Ngành --> Lớp --> Bộ --> Họ --> Chi --> Loài
b. Hệ thống phân loại 5 giới
- Thế giới sinh vật gồm 5 giới:
- Sinh vật nhân sơ: giới Khởi sinh
- Sinh vật nhân thực: giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật
2. Đặc điểm chính của mỗi giới
a. Giới Khởi sinh
- Gồm các loài vi khuẩn: sinh vật nhân sơ, có kích thước bé nhỏ, phương thức sống đa dạng, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng hoại sinh.
b. Giới Nguyên sinh
- Đặc điểm: nhân thực, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng hoại sinh.
- Gồm các nhóm:
- Tảo
- Nấm nhầy
- Động vật Nguyên sinh
c. Giới Nấm
- Đặc điểm: nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, có thành kitin, sống dị dưỡng (hoại sinh, kí sinh, cộng sinh)
- Các dạng nấm: nấm men, nấm sợi, nấm đảm
d. Giới Thực vật
- Đặc điểm: đa bào, nhân thực, sống tự dưỡng (quang hợp), có thành tế bào xenlulozo, sống cố định, phản ứng chậm.
- Gồm các ngành: Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín
e. Giới Động vật
- Đặc điểm: đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
- Gồm các ngành: thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai, động vật có dây sống.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Hãy đánh dấu (+) vào đầu câu trả lời đúng: Những giới sinh vật nào thuộc sinh vật nhân thực?
a. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.
b. Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
c. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
d. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật.
Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm
Câu 3: Hãy đánh dấu (+) vào đầu câu trả lời đúng nhất: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật?
a. Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp, phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm.
b. Giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh.
c. Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm 7 ngành chính.
d. Cả a và b.
Xem thêm bài viết khác
- Ý nghĩa của nguyên phân
- Nêu cấu trúc và chức năng của lizoxom.
- Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn.
- Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ trong các hợp chất nào?
- Thuật ngữ bao gồm các thuật ngữ còn lại?
- Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật?
- Nêu 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào
- Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?
- Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?
- Tế bào chất là gì?
- Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?
- Giải bài 31 sinh 10: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn