Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX
Hướng dẫn giải vở BT Lịch sử 6 bài: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.
Bài 1: Từ khi Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm khởi nghĩa lập nên quốc gia riêng (thế kỉ II) đất nước đã thay đổi tên gọi như thế nào?
Trả lời:
Khi Khu Liên mới lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Về sau Lâm Ấp được đổi tên thành Cham – pa.
Bài 2: Người Chăm đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, nghệ thuật. Hãy tóm tắt những thành tựu cơ bản sau:
a) Lĩnh vực kinh tế
- Nông nghiệp
- Thủ công nghiệp
b) Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật
- Chữ viết
- Kiến trúc điêu khắc
- Theo em trong lĩnh vực văn hóa, thành tựu nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
a) Lĩnh vực kinh tế
- Nông nghiệp: Biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước.
- Thủ công nghiệp: Nghề khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm khá phát triển.
b) Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật
- Chữ viết: Người Chăm có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
- Kiến trúc điêu khắc: Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,...
- Theo em trong lĩnh vực văn hóa, thành tựu về kiến trúc điêu khắc là quan trọng nhất. Vì cho đến ngày nay những công trình kiến trúc điêu khắc của người Chăm vẫn tồn tại, là di sản quý báu của nước ta.
Bài 3: Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý em lựa chọn.
Hình 52 và hình 53 (trang 68 – 69 – SGKLS6) là hai trong rất nhiều công trình kiến trúc của người Chăm còn lại đến ngày nay. Nếu được giao trách nhiệm em sẽ chọn phương án nào sau đây?
[] Phá bỏ các công trình đổ nát, hư hỏng.
[] Trùng tu, sửa chữa các công trình kiến trúc của người Chăm để lại, góp phần gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, đồng thời làm nơi thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.
[] Để mặc các công trình kiến trúc cổ chống chọi với thiên nhiên, không sửa chữa, tu bổ.
Trả lời:
[X] Trùng tu, sửa chữa các công trình kiến trúc của người Chăm để lại, góp phần gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, đồng thời làm nơi thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.
Bài 4: Em có thể cùng với nhóm bạn trao đổi về phong tục hỏa táng của người Chăm (thiêu xác người chết thành tro).
a) Họ không thương người chết, họ sợ có ma; họ rất thương người chết nên mới thiêu (vì đó là tín ngưỡng của họ).
b) Nếu ta theo phong tục hỏa táng của người Chăm có được không? Làm như vậy sẽ có lợi gì?
Trả lời:
a) Họ rất thương người chết nên mới thiêu (vì đó là tín ngưỡng của họ).
b) Có được. Như vậy sẽ giúp giữ gìn vệ sinh môi trường, tiến kiệm được phần đất đai dùng làm đất nghĩa trang.
Xem thêm bài viết khác
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Nước Văn Lang
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Ôn tập
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Ôn tập chương III
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Ôn tập chương I và II
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX
- Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo)