Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Những chuyển biến về xã hội

  • 1 Đánh giá

Hướng dẫn giải vở BT Lịch sử 6 bài: Những chuyển biến về xã hội. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.


Nội dung bài gồm:

Back to top

Câu 1: Vở bài tập lịch sử 6 trang 28

Đánh dấu X vào ô trống đầu câu em chọn và giải thích vì sao?

Bố trí lực lượng lao động trong một gia đình làm nông nghiệp ta chọn phương án nào sau đây:

[ ] Người chuyên làm đất, tưới nước.

[ ] Người chuyên làm cỏ, trừ sâu bệnh.

[ ] Người thì chuyên thu hoạch, chế biến sản phẩm.

[ ] Mọi người trong gia đình cùng làm một trong các công việc trên.

Giải thích?

Hướng dẫn trả lời:

[X] Mọi người trong gia đình cùng làm một trong các công việc trên.

Vì: Các công việc trên diễn ra trong các thời điểm khác của mùa vụ, vì vậy mọi người tập trung cùng làm một công việc sẽ nhanh và hiệu quả hơn là mỗi người một việc.

Back to top

Câu 2: Vở bài tập lịch sử 6 trang 29

Trong một vùng dân cư rộng lớn có nhiều xóm làng có các nghề khác nhau như nghề luyện kim, chế tạo công cụ, làm đồ gốm, trồng trọt, chăn nuôi.

Dựa trên cơ sở tài nguyên của các làng dưới đây, em hãy giao cho từng làng nghề thích hợp:

- Làng A có nhiều đất sét thì làm nghề…

- Làng B có nhiều đồng ruộng đất đai màu mỡ thì làm nghề…

- Làng C có nhiều quặng đồng, quặng sắt thì làm nghề…

- Nếu ta bố trí công việc phù hợp cho mọi người để họ làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, có nghĩa là ta đã làm được việc gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Làng A có nhiều đất sét thì làm nghề: Làm đồ gốm

- Làng B có nhiều đồng ruộng đất đai màu mỡ thì làm nghề: Trồng trọt, chăn nuôi.

- Làng C có nhiều quặng đồng, quặng sắt thì làm nghề: Luyện kim, chế tạo công cụ.

- Nếu ta bố trí công việc phù hợp cho mọi người để họ làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, có nghĩa là ta đã làm được việc: Phân công lao động.

Back to top

Câu 3: Vở bài tập lịch sử 6 trang 29

Thời kì này có các đơn vị hành chính: bộ lạc, chiềng, chạ, buôn sóc.

Em hãy điền các đơn vị hành chính vào sơ đồ trên.

Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa con người với nhau trong thời kì này? (Quan hệ huyết thống hay quan hệ láng giềng, làng xóm, buôn sóc).

Hướng dẫn trả lời:

Nhận xét: Quan hệ con người trong thời kì này là quan hệ láng giềng, làng xóm, buôn sóc.

Back to top

Câu 4: Vở bài tập lịch sử 6 trang 30

Quan sát H33, H34 (Trang 34 – SGKLS6).

a) Nhận xét về sự tiến bộ của công cụ lao động thời kì này.

b) Em hãy thử nêu nhận xét về mối quan hệ giữa công cụ lao động và sự phát triển xã hội.

Hướng dẫn trả lời:

a) Công cụ lao động thời kì này có sự tiến bộ vượt bậc so với thời kì trước. Đồ đồng gần như thay thế đồ đá, với nhiều loại hình công cụ khác nhau.

b) Công cụ lao động được cải tiến giúp năng suất lao động tăng lên rõ rệt, con người tự làm chủ cuộc sống bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. Điều đó giúp đời sống vật chất và tinh thần con người ngày càng nâng cao, thúc đẩy phát triển xã hội.

Back to top


  • lượt xem