Giải vở BT Lịch sử 6 bài: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)

  • 1 Đánh giá

Hướng dẫn giải vở BT Lịch sử 6 bài: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI). Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.


Nội dung bài gồm:

Back to top

Câu 1: Vở bài tập lịch sử 6 trang 46

Thời kì này Trung Quốc bị chia làm ba nước: Ngụy, Thục, Ngô. Nước ta lại bị lọt vào tay nhà Ngô. Lãnh thổ của Âu Lạc có tên gọi là Giao Châu. Nhà Ngô cơ bản vẫn duy trì hình thức cai trị và bóc lột theo kiểu của nhà Hán nhưng chặt chẽ và khốc liệt hơn.

Đánh dấu X vào ô trống những điểm mới trong chính sách cai trị của nhà Ngô.

[ ] Đưa người Hán sang nắm giữ các chức quan đến tận huyện.

[ ] Bắt dân ta nộp thuế muối, thuế sắt.

[ ] Bắt dân ta đi lao dịch và cống nạp các sản vật quý hiếm.

[ ] Bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi sang Trung Quốc.

[ ] Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt.

[ ] Bắt dân ta phải học chữ Hán, nói tiếng Hán, phải theo phong tục tập quán, luật pháp của người Hán.

Hướng dẫn trả lời:

[X] Đưa người Hán sang nắm giữ các chức quan đến tận huyện.

[X] Bắt dân ta phải học chữ Hán, nói tiếng Hán, phải theo phong tục tập quán, luật pháp của người Hán.

Back to top

Câu 2: Vở bài tập lịch sử 6 trang 46

a) Chính quyền đô hộ kiểm soát rất gắt gao và nắm độc quyền về sắt, nhưng nhân dân ta vẫn sản xuất được nhiều công cụ, dụng cụ, vũ khí bằng sắt. (Đọc kĩ mục 2 của bài 19 – tr 53 – 54 – SGKLS6 lấy dẫn chứng khẳng định điều đó).

- Về công cụ lao động

- Dụng cụ trong gia đình

- Vũ khí

b) Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời đúng.

Chính quyền đô hộ kiểm soát gắt gao, đánh thuế nặng vào sắt là vì:

[ ] Sắt quý hiếm nên nhiều người cần để rèn đúc công cụ, dụng cụ, vũ khí do vậy mà bọn chúng thu được nhiều thuế.

[ ] Chính quyền đô hộ phải kiểm soat nghiêm ngặt vì sợ nhân dân ta rèn đúc được nhiều vũ khí tốt để chống lại chúng.

[ ] Kiểm soát kĩ như vậy là để bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm và đảm bảo khai thác có kế hoạch.

[ ] Các lí do trên đều đúng.

Hướng dẫn trả lời:

a) Về công cụ lao động: có rìu, mai, cuốc, dao,…

Dụng cụ trong gia đình: nồi gang, chân đèn, nhiều đinh sắt,…

Vũ khí: kiếm, giáo, kích, lao,…

b) [X] Chính quyền đô hộ phải kiểm soat nghiêm ngặt vì sợ nhân dân ta rèn đúc được nhiều vũ khí tốt để chống lại chúng.

Back to top

Câu 3: Vở bài tập lịch sử 6 trang 47

a) Mặc dù sống dưới ách kìm kẹp của chính quyền đô hộ nhưng nền nông nghiệp của ta bấy giờ vẫn đạt được nhiều tiến bộ. Em hãy lấy dẫn chứng về những việc làm sau:

- Công việc làm đất

- Công tác thủy lợi

- Trồng trọt

- Chăn nuôi

b) Lúc bấy giờ tổ tiên ta đã biết “Dùng côn trùng diệt côn trùng” bảo vệ cho cây trồng. Hiện nay chương trình khuyến nông đang thực hiện vấn đề này, em hiểu nội dung cơ bản của nó là gì?

c) Em có nghe nói đến “Chương trình rau sạch” phát trên đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí… em hiểu về vấn đề này như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

a)

- Công việc làm đất: việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

- Công tác thủy lợi: ở huyện Phong Khê có đê phòng lụt.

- Trồng trọt: biết trồng hai vụ lúa trong một năm.

- Chăn nuôi: chăn nuôi rất phong phú.

b) Dùng côn trùng diệt côn trùng hiểu đơn giản là dùng các loài côn trùng không gây hại, diệt những loại côn trùng gây hại để bảo vệ cây trồng.

c) Chương trình rau sạch giúp ta hiểu đâu là rau sạch, quy trình để làm ra rau sạch, vai trò của rau sạch đối với sức khỏe con người.

Back to top

Câu 4: Vở bài tập lịch sử 6 trang 48

a) Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở giai đoạn này cũng đạt được những tiến bộ và phát triển đáng kể. Em hãy lấy dẫn chứng.

- Rèn sắt, đúc đồng

- Gốm sứ

- Dệt vải

b) Hàng thủ công làm ra không những chỉ đem buôn bán, trao đổi ở trong nước mà người nước ngoài như: Trung Quốc, Gia – va (In – đô – nê - xi – a), Ấn Độ… đều đến buôn bán, trao đổi. Điều đó thể hiện điều gì?

c) Trong các nghề thủ công nêu trên, ở quê em ngày nay còn lưu giữ được nghề gì?

d) Theo em, chúng ta có cần giữ gìn, phát huy các nghề thủ công truyền thống hay không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

a)

- Rèn sắt, đúc đồng: Kĩ thuật rèn sắt, đúc đồng ngày càng điêu luyện. Sản phẩm làm ra phong phú.

- Gốm sứ: Biết tráng men, vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung. Sản phẩm ngày càng phong phú về chủng loại: nồi, vò, bình, bát, đĩa,…

- Dệt vải: cùng với vải bông, vải gai, vải tơ,… người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối dệt thành vải. Vải chuối là đặc sản của Âu Lạc cũ.

b) Điều đó thể hiện hàng hóa của nước ta chất lượng rất tốt, được các nước bên ngoài công nhận.

c) Các làng nghề còn lưu giữ: Gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu,…

d) Chúng ta cần giữ gìn, phát huy các nghề thủ công truyền thống bởi đó là bản sắc, văn hóa của dân tộc ta. Là niềm tự hào của dân tộc với bạn bè quốc tế.

Back to top


  • 5 lượt xem