Hãy đóng vai bà Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy bài mẫu 1
Đề bài: Hãy đóng vai bà Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy - bài mẫu 1 - ngữ văn 6
Bài làm:
Tôi là bà đỡ Trần người ở huyện Đông Triều chuyên làm nghề đỡ đẻ đã mấy chục năm nay. Tính ra thì không biết có bao nhiêu đứa trẻ đã ra đời dưới bàn tay đỡ của tôi. Có một câu chuyện mà tôi ghi nhớ suốt không bao giờ quên được.
Một đêm nọ khi tôi đã lên giường đi ngủ thì nghe thấy có tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi vội ra mở cửa nhưng kì lạ quá chẳng có ai ở ngoài cả. Đang định quay vào thì có một con hổ lao đến cõng theo tôi vào rừng. Quá hoảng hốt tôi ngất đi.
Đến lúc tỉnh dậy thì đã thấy mình ở trong rừng sâu một con hổ cái đang lăn lộn, móng vuốt nó cào lên mặt đất phát lên những tiếng bén nhọn ghê sợ. Tưởng hổ sắp ăn thịt mình tôi lặng im không dám nhúc nhích.
Thế rồi chợt con hổi đực đến cầm tay tôi ánh mắt nó như đang van nài. Tôi chợt hiểu hóa ra con hổ cái đang đau đẻ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nhìn vào bụng nó tôi biết no đang đau dữ lắm. Tôi liền lấy thuốc mang theo người hòa với nước suối cho hổi cải uống rồi xoa bụng nó. Một lúc sau hổ cái sinh được một chú hổ con vô cùng xinh xắn. Hổ đực mừng rỡ âu yếm con còn hổ cái nằm phục xuống đất vì mệt mỏi.
Rồi hổ bố đi đến bên gốc to, lấy chân đào bới và đem lên một cục bạc lớn. Nó đưa cho tôi với hàm ý cảm ơn. Tôi nhận cục bạc rồi theo hổ bố đi ra khỏi cánh rừng. Đến bìa rừng tôi nói “ Cảm ta chúa sơn lâm xin ngoài hãy quay về”. Nói rồi hổ bố cúi đầu vẫy đuôi tỏ vẻ tiễn biệt và rồi nhìn theo tôi. Đi được một quãng khá xa quay lại thấy hổ bố gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng. Về nhà tôi cân cục bạc lên được hơn mười lạng. Năm đó mất mùa nạn đói diễn ra khắp nơi. Nhờ số bạc hổ tặng mà tôi sống qua nạn đói.
Năm sau tôi lại nghe được câu chuyện bên huyện Lạng Giang có một người tiều phu cứu một con hổ thoát nạn. Hôm đó, bác tiều phu đi bổ củi ở sườn núi thì phát hiện phía xa cây cỏ lay động không ngừng. Thây lạ bác ta liền vác búa đến xem thì thấy con hổ trán trắng đang giãy giụa nhảy lên vật lộn lấy tay móc họng. Từ miệng nó máu me nhớt dãi trào ra.
Bác tiều phu nhìn kĩ thì thấy một khúc xương mắc ngang họng nó. Bàn chân hổ thì to càng móc thì khúc xương càng trôi tuột vào trong. Bác tiều phu liền trèo lên cây và nói:
- Này hổ! Cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta ra sẽ lấy xương cho!
Hổ nghe thấy liền nằm phục xuống nhìn bác tiều phu với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều phu thò tay vào họng hổ lấy ra được một khúc xương bò to tướng. Hổ trán trắng nhìn bác với ánh mắt biệt ơn rồi bỏ đi. Bác tiều phu nói với theo:
- Này hổ, nhà tôi ở thôn… Hễ có miếng gì ngon thì nhớ đến nhau nhé.
Bẵng đi một thời gian một đêm nọ bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài và sắc. Mở cửa ra thì thấy một con nai nằm trước nhà. Bác biết là hổ đến tạ ơn.
Hơn mười năm sau bác tiều phu già rồi chết. Khi dân làng đang chôn cất bác thì bỗng nhiễn hổ trán trắng từ đâu xuất hiện. Mọi người hốt hoảng bỏ chạy. Con hổ đi đến dụi mấy cái vào quan tài chạy quanh mộ máy vòng rồi bỏ vào rừng.
Từ đó về sau năm nào đến ngày giỗ bác tiều phu hổ cũng mang lợn, dê để ở ngoài nhà bác như một cách thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với ân nhân của mình.
Có thể nói không phải con người mà ngay cả những loài động vật cũng đều biết trả ơn và biết mang ơn người giúp đỡ mình.