Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết
I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí
* Câu hỏi:
1. Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết
2. Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không?
* Hoạt động. TÌm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí
Hãy rút ra nhận xét về hình dạng, khả năng chịu nén của chất ở thể rắn, lỏng và khí.
1. Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tích chất gì của chất ở thể khí?
2. Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng?
3. Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Điều này thể hiện tính chất gì ở thể rắn
Bài làm:
* Câu hỏi:
1.
- Chất ở thể rắn: đá, sắt, chì, ...
- Chất ở thể lỏng: dầu ăn, nước, thủy ngân, ...
- Chất ở thể khí: khí oxi, khí gas, hơi nước, ...
2. Có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Ví dụ như làm đông lạnh nước ta được nước đá có hình dạng cụ thể.
3.
- Chất rắn có hình dạng riêng; chất lỏng và chất khí không có hình dạng nhất định.
- Chất rắn không nén được, chất khí có khả năng nén tốt hơn chất lỏng.
* Hoạt động:
1. Điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể khí. Đó là các phân tử của chất khí sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng.
2. Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể lỏng. Chất lỏng không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía
3. Khi nước đóng thành băng, nó cứng và sẽ nổi lên trên mặt nước do đó ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng.
Xem thêm bài viết khác
- Vẽ vào vở hình ảnh vi khuẩn có trong sữa chua đã quan sát được bằng kính hiển vi ở các độ phóng đại khác nhau
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 13: Một số nguyên liệu
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 41: Biểu diễn lực
- Phiếu nhận xét môn khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
- Hãy cho biết các độ lớn cần ghi vào các ô có dấu (?)
- Hình 1.1 dưới đây mô tả một số hiện tượng. Em hãy đọc và thực hiện yêu cầu ghi dưới mỗi hình:
- Hãy nêu các đặc trưng của các lực trong hình 2.7a,b,c
- Quan sát Hình 1.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống
- Quan sát hình 11.1 và đọc phần mô tả trong hình, rồi thảo luận nhóm để làm sáng tỏ hai ý
- Em có nhận xét gì về Trăng khuyết ở nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng.
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 51: Tiết kiệm năng lượng
- Hãy tìm ra 4 vật trong số các vật sau đây có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo