Hãy sưu tầm những câu chuyện dân gian nói về nguồn gốc loài người của một dân tộc trên thế giới và của cả Việt Nam.

  • 1 Đánh giá

4. Hãy sưu tầm những câu chuyện dân gian nói về nguồn gốc loài người của một dân tộc trên thế giới và của cả Việt Nam.

Bài làm:

Huyền sử Hy Lạp: Thần Prô-mê-tê sáng tạo ra con người

Theo huyền sử Hy Lạp, trên đỉnh Olympia thủa ấy, khi trái đất còn đang trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prô-mê-tê (Prometheus) và Ê-pi-mê-tê (Epimetheus) được Thần Dớt (Zeus) đã giao cho họ nhiệm vụ cai quản trái đất, sáng tạo ra con người.

Hai Anh em Prô-mê-tê đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài. Trong khi người em đã nặn ra không biết bao nhiêu loài sinh vật, thì người anh Prô-mê-tê vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình.

Ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ trái đất. Sau mười hai ngày đêm, Prô-mê-tê cuối cùng cũng hoàn thành tác phẩm. Prô-mê-tê đã tạo ra Đàn ông theo hình dáng các vị Thần và nghĩ “Ta sẽ cho sinh vật này một tài năng để vượt qua muôn loài”.

Ông vậy đã ban cho con người một số đặc tính của Thần để giúp con người vĩnh viễn phân khai với động vật. Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prô-mê-tê bèn trộm lấy lửa của thần Dớt đem xuống trần gian trao cho những sinh linh yêu quí. Lửa thắp sáng và sửa ấm. Nhờ đó mà con người ngày càng phát triển.

Thần Dớt sau đó lệnh cho các vị thần tạo ra Pan-do-ra, người phụ nữ đầu tiên với hình dáng phụ nữ yểu điệu. A-the-na (Athena) – vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ, rất thích tác phẩm của anh mình, nên đã ban cho Pan-do-ra sự sống, sự khéo tay. Còn dạy nàng Pan-do-ra biết dệt vải, may vá… cùng nhiều kỹ năng khác. Thần A-phro-di-te (Aphrodite), nữ thần của sắc đẹp và tình yêu tạo cho nàng Pan-do-ra dung nhan xinh đẹp. Mỗi vị Thần góp một chút để tạo ra đặc tính của Pan-do-ra.

Vậy là hai tạo vật của Thần, người nam và người nữ, đã được hình thành, từ đó sinh sôi nảy nở và phát triển tri thức, dần dần hình thành nên xã hội loài người.

TRUYỆN “QUẢ BẦU MẸ”

Xưa có hai anh em, một trai một gái, nhà nghèo, mồ côi cha mẹ. Một hôm nọ vào rừng kiếm ăn, gặp một con Dúi, bèn đuổi bắt. Dúi chui vào hang. Hai anh em đào bắt được. Dúi xin tha và nói sở dĩ phải chui vào hang sâu vì trời sắp sập, sẽ có mưa ngập tất cả. Dúi khuyên hai anh em lấy một khúc gỗ to đẽo rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào trong đó.

Miệng khúc gỗ được bịt sáp ong như bưng thành mặt trống. khi hết hạn, hai anh em lấy lông Dím chọc thủng sáp ong, nếu thấy không có nước rỉ vào thì phá mặt trống mà ra. Hai anh em tha cho Dúi và làm theo lời Dúi bảo.

Mưa lớn, nước ngập mênh mông. Đúng hạn, hai anh em chui ra, trống mắc trên cây Nhót, vì thế cây Nhót không bao giờ thẳng. Hai người leo xuống, tặng nhau nắp trầu làm tin rồi chia tay nhau đi tìm đồng bào. Hai người đi hai ngã nhưng lại gặp nhau, vì những người khác đã chết hết. Và họ cứ đi tìm như thế nhiều lần mà vẫn thất vọng vì mọi người khác đã chết hết. Lần cuối cùng, chim Tgoóc khuyên hai anh em nên lấy nhau để có con nối dõi, loài người được sinh sôi nảy nở.

Ít lâu sau, người em có mang, chửa được bảy năm, bảy tháng, bảy ngày thì sinh ra một quả bầu. Người chồng muốn đập vỡ ra, người vợ tiếc đem gác lên gác bếp. Một lần đi làm nương về, hai người cứ thấy tiếng cười đùa trong nhà, nhưng đến khi vào nhà lại thấy im bặt. Lấy làm lạ, người chồng leo lên gác bếp ghé tai vào quả bầu, nghe có tiếng ầm ĩ, mang xuống định lấy dao chặt. Sợ như vậy chạm vào con, người vợ bảo lấy que đốt nhọn đầu và dùi lỗ. Bỗng có người Xá chui ra trước. Người chồng mừng quá, khoét lỗ rộng thêm, thì người Thái, người Lào, người Lự lại ra theo. Người vợ sốt ruột lấy củi phang vỡ quả bầu. Người Kinh, người Hán ra nốt, người Xá dính nọ nên đen, người Kinh người Hán ra sau nên trắng.

  • 67 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn khoa học xã hội 6