III. Câu hỏi ôn tập

  • 1 Đánh giá

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Hãy giaỉ thích sơ đồ: ADN (gen) -> mARN -> Protein -> Tính trạng

Câu 2: Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn cuộc sống như thế nào?

Câu 3: Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó?

Câu 4: Sự hiểu biết về di truyền học tư vấn có tác dụng gì?

Câu 5: ở một loài thực vật, bề mặt lá hoặc là ráp hoặc là nhẵn. 1 cây lá ráp thuần chủng được lai với 1 cây lá nhẵn thuần chủng. Tất cả thế hệ con đều lá nhẵn. Câu nào dưới đây mô tả đúng nhất về các alen của tính trạng này?

A. Lá ráp là trội hoàn toàn so với lá nhẵn.

B. Lá nhẵn là trội hoàn toàn so với lá ráp.

C. Các alen là đồng trội.

D. Các alen có hiện tượng trội không hoàn toàn.

Câu 6: Tính trạng nào trong số dưới đây là tập nhiễm?

A. Số cánh hoa trên các bông hoa của cây.

B. Hình dạng cánh của một con chim hoang dã.

C. Khả năng sủ dụng ngôn ngữ, cử chỉ của 1 số con khỉ đột.

D. Khả năng chạy của báo Gepa nhanh hơn bất kì loài nào khác trên cạn.

Bài làm:

Câu 1:

  • Mối liên hệ trên cho thấy : thông tin về cấu trúc của phân từ prôtêin (thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp axit amin) đã được xác định bởi dãy nuclêôtit trong mạch ADN. Sau đó, mạch nảy được dùng làm mẫu đê tổng hợp ra mạch mARN diễn ra ở trong nhân. Tiếp theo, mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ờ chất tế bào
  • Bản chất của mối liên hệ “Gen (một đoạn ADN) —> mARN —> Prôtêin —» Tính trạng" chính là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn cùa ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch tnARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí cùa tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng cùa cơ thể.

Câu 2:

  • Mối quan hệ:
    • Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Bố mẹ không truyền cho con cái những tính trạng ( kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà mà chỉ truyền cho con một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.
    • Các tính trạng chất lượng như các tính trạng về hình dáng, màu sắc,..phụ thuộc chủ yêu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu ảnh hưởng của môi trường.Còn tính trạng số lượng ( cân, đong, đo đếm..) chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường nên biểu hiện rất khác nhau
  • Người ta vận dụng những hiểu biết về những ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng số lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để kiểu hình phát triển tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu làm giảm năng suất.

Câu 3:

  • Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Thông dụng và đơn giản hơn cả là phương pháp nghiên cứu phả hệ và trẻ đồng sinh.
  • Đặc điểm cơ bản của phương pháp nghiên cứu pha hệ là: theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
  • Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là có thể xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội.

Câu 4:

  • Di truyền y học tư vấn chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho ta lời khuyên, chẳng hạn về khả năng mắc bệnh di truyền ở đời con cùa các gia đình đã mắc bệnh di truyền, có nên kết hôn hoặc tiếp tục sinh con nữa hay không.

Câu 5: đáp án B

Câu 6: đáp án C

  • 43 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021