Kể cho người thân nghe một kỉ niệm của em về nhà giáo/ thầy giáo cũ?
C. Hoạt động ứng dụng
Kể cho người thân nghe một kỉ niệm của em về nhà giáo/ thầy giáo cũ?
Bài làm:
Đã hai năm trôi qua, nhưng em nhớ mãi lần mắc lỗi khi em học lớp ba của thầy Nam. Đó là lần mắc lỗi lớn nhất của em từ khi cắp sách đền trường. Hôm đó, thầy vào lớp và nói với chúng tôi :
- Các con lấy giấy ra kiếm tra toán.
Rồi thầy viết đề lên bảng. Bài kiểm tra không khó khăn lắm đối với em vì em học cũng khá môn này. Trong chốc lát, em đã hoàn thành bài kiểm tra trong khi các bạn trong lớp vẫn đang cắm cúi làm. Thầy luôn đi lại trong lớp từ lúc viết đề xong nên không đứa nào dám cóp bài. Em liền nghĩ ra là viêt bài giải của mình vào một tờ giấy rồi dán lên sau lưng thầy để cho các bạn trong lớp chép. Khi thầy đi qua, em nhanh chóng và nhẹ nhàng dán tờ giấy đó lên lưng thầy. Các bạn trong lớp vẫn làm bài và thầy giáo không biết gì. Bỗng cả lớp xôn xao nhỏ rồi chép lấy chép để bài giải. Nhưng khổ nỗi, thầy Nam cứ đi đi lại lại nên khó mà có thể chép nổi. Dù vậy, có những đứa nghĩ ra cách hỏi ‘thầy vài câu hỏi cho thầy đứng lâu lâu một chút để những đứa khác chép rồi mình sẽ cóp lại từ chúng. Còn có đứa ngồi bàn đầu, nó giả vò lục lọi ngăn bàn lấy sách ra chép để thầy tới gần nó. Lúc đó, thừa thời gian cho nó chép bài. Nhìn bọn bạn trong lớp làm đủ trò để chép bài giải đó, em thấy buồn cười quá… Cuối cùng, giờ làm bài cũng đã hết. Bài làm của từng đứa được thầy thu nhanh chóng. Giờ ra chơi bọn bạn lớp tôi luôn nhắc tới việc tờ giấy ghi bài giải đó khiến em bất chợt nhớ ra rằng: mình chưa lấy lại nó. Trống vào lớp, thầy Nam vào lớp với vẻ mặt buồn rầu nhưng em còn thấy sự tức giận trên khuôn mặt thầy. Thầy hỏi cả lóp :
- Ai làm chuyện này ? Thầy giơ tờ giấy đó lên cho cả lớp coi – Trong các bài của cả lớp, thầy thấy lời giải đa so ” là giống tờ giấy này. Vậy ai đã làm việc này ?
Can đảm lắm em mới dám đứng dậy tự nhận lỗi của mình. Tới đây, em mới thực sự nhận ra việc làm của mình là sai trái. Chính vì em làm như vậy đã khiến cả lớp dựa dẫm, không có sự tự tin khi làm bài kiểm tra. Điều đó cũng như em đã hại các bạn mình. Đáng ra, em sẽ phải chịu hình phạt đích đáng nhưng thầy Nam đã tha lỗi cho tôi và nói :
- Con làm như vậy là không đúng. Tất cả các bạn trong lớp ta không ai được làm như thế nhé ! Thầy sẽ cho các con làm bài kiểm tra khác.
Đó là lỗi lầm không thể tha thứ. Và em vẫn chưa thể tha thứ cho mình về việc làm thiếu suy nghĩ đó. Việc duy nhất có thể tha thứ cho mình là phải học thật tốt, cố gắng trở thành người học trò tốt.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 23C: Hoàn thiện bài văn kể chuyện
- Cùng chơi: "Ai tài lắp ghép?"
- Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A (trang 135)
- Tìm các từ dùng để nối các vế câu trong mồi câu ghép dưới đây. Viết kết quả ra bảng nhóm.
- Quan sát những bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: Những người trong ảnh là ai? Họ đang làm gì?
- Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau:
- Giải bài 21C: Luyện viết văn tả người
- Chép vào vở tên các cơ quan, tổ “Công ước về quyền trẻ em”
- Giải bài 25B: Không quên cội nguồn
- Giải bài 25A: Cảnh đẹp đất nước
- Viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây hoặc tả cây ở một thời kì phát triển Trang 104 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2
- Dùng dấu gạch chéo (/) để ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây: