Kể lại câu chuyện Người thầy cũ theo gợi ý sau: Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào?
2. Kể lại câu chuyện Người thầy cũ theo gợi ý sau:
- Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào?
- Câu chuyện diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
- Chú bộ đội đến trường làm gì?
- Cuộc trò chuyện giữa chú bộ đội với thầy giáo cũ diễn ra như thế nào?
- Câu chuyện kết thúc ra sao?
Bài làm:
Kể chuyện: Người thầy cũ
Trong quang cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, xuất hiện giữa sân trường một chú bộ đội. Đó là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp con trai mình để chào thầy giáo cũ.
Gặp thầy giáo, chú bỏ mũ ra, kính cẩn chào thầy. Thầy ngạc nhiên, chưa kịp nhận ra thì chú nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm xưa trèo cửa sổ bị thầy phạt đây ạ.
- À, Khánh… Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hôm ấy thầy có phạt em đâu.
- Vâng. Thầy không phạt nhưng thầy buồn. Thầy nói: “Trước khi làm việc gì cần phải nghĩ chứ! Em về đi, thầy không phạt em đâu”.
Vào lớp, Dũng theo dáng bố và nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
Xem thêm bài viết khác
- Thay nhau đọc lại câu mình đã viết ở hoạt động 4, tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai làm gì?
- Tìm trong bài thơ Mẹ: Những tiếng bắt đầu bằng r, gi. Những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
- Tìm tiếng có âm đầu l hoặc n? Tiếng có vần en hoặc eng?
- Thi viết nhanh 2 từ có tiếng chứa vần ai, 2 từ có tiếng chứa vần ay vào vở:
- Viết đúng tên người, tên sông, tên núi:
- Tôi là ai? Tôi muốn gì?
- Quan sát tranh, mỗi bạn chỉ ra một đồ dùng học tập trong tranh và nói tác dụng của nó
- Tìm từ có tiếng chứa vần ay, ai: Từ chỉ sự di chuyển trên không, từ chỉ nước tuôn thành dòng
- Em biết những gì về Thanh Hà? Nhờ đâu mà em biết rõ về Thanh Hà như vậy?
- Đọc tên câu chuyện Mẩu giấy vụn, xem tranh và trả lời câu hỏi:
- Nhóm thảo luận, tìm và gắn vào bảng nhóm thẻ chữ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi con vật: nhanh nhẹn, khỏe, trung thành...
- Chơi tiếp sức: Tìm nhanh các từ chứa tiếng có vần ai hoặc ay