Kể lại chuyện Bàn chân kì diệu và nêu bài học mà mình học được ở Nguyễn Ngọc Ký
3. Quan sát các tranh và đọc lời kể dưới mỗi tranh
4. Kể lại chuyện Bàn chân kì diệu và nêu bài học mà mình học được ở Nguyễn Ngọc Ký
Bài làm:
Kể lại chuyện Bàn chân kì diệu:
- Tranh 1: Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
- Tranh 2: Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.
- Tranh 3: Mấy hôm sau cô giáo tới thăm Ký, nhìn thấy em đang ngồi trong sân dùng chân hí hoáy tập viết, hình ảnh ấy khiến cô giáo vô cùng ngạc nhiên và xúc động.
- Tranh 4: Thế rồi, Ký lại đến lớp và lần này em được nhận vào học.
- Tranh 5: Cô giáo Cương sắp xếp cho Ký một chiếc chiếu cuối lớp để ngồi học, kẹp bút vào ngón chân để tập viết trên trang giấy.Những ngày đầu gặp bao nhiêu là khó khăn khi thì cây bút không chịu nghe lời, lúc thì trang giấy nhàu nát, khi thì mực bê bết,... có khi luyện viết nhiều quá, mỏi cơ Ký bị chuột rút. Có lúc em cũng nản lòng muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ có cô giáo Cương và bạn bè bên cạnh động viên, giúp đỡ Ký lại cố gắng, kiên trì, ngày mưa cũng như ngày nắng luôn chuyên cần đến lớp
- Tranh 6: Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp. Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Điều mà em học được ở Nguyễn Ngọc Ký: Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng về ý chí vượt khó, giàu nghị lực, với tinh thần ham học quyết tâm vươn lên trở thành người có ích cho xã hội.
Xem thêm bài viết khác
- Cùng người thân chơi trò thi tìm nhanh từ láy vần. Một người nêu vần, người kia nói ngay từ láy vần.
- Tìm và viết lại các động từ có trong đoạn văn sau:
- Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Có chí thì nên trên bảng nhóm theo mẫu sau:
- Giải bài 9A: Những điều em ước mơ
- Viết những điều cẩn nhớ về các bài tập đọc là văn xuôi, kịch, thơ từ bài 7A đến bài 9C vào bảng mẫu sau:
- Viết thêm phần mở bài và kết bài để có bài văn hoàn chỉnh tả cái trống.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?...
- Đặt câu hỏi cho bộ phận vị ngữ trong các câu của đoạn văn ở hoạt động 3
- Mỗi bạn chọn một trong ba sự việc trên, đọc lại đoạn thơ ứng với mỗi sự việc và kể lại sự việc đó.
- Đọc lại bài “Thưa chuyện với mẹ” và trả lời câu hỏi: Cương đã nói thế nào để mẹ ủng hộ nguyện vọng của mình ?
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? Ông lão nhận được tình thương và sự tôn trọng của cậu bé qua những hành động, lời nói nào của cậu?
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Đoán xem anh chiến sĩ mơ ước điều gì trong đêm Trung thu độc lập