Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? Vì sao ông Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu?
2-3-4: Đọc, giải nghĩa, luyện đọc (sgk)
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
2. Vì sao ông Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu?
3. Khi biết có viên quan tâu tới vua rằng mình chuyên quyền, ông Trần Thủ Độ nói như thế nào?
4. Những lời nói và việc làm của ông Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
Bài làm:
1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác. => Qua đó, ta thấy Trần Thủ Độ là vị quan lớn đầu triều nhưng chí công vô tư và cương trực. Ông là người kiên quyết chống lại chuyện chạy chức chạy quyền của bọn hám danh trục lợi trong xã hội.
2. Ông Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu vì: người ấy ở chức thấp mà biết giữ phép nước.
3. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền thì Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. Cách ứng xử của Trần Thủ Độ rất thằng thắn và trung thực.
4. Qua những hành động và lời nói của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thẳng thắn, trung thực, chí công vô tư, không nể tình riêng mà coi thường phép nước. Vì vậy, ông được các vua nhà Trần cung kính tôn vinh ông là Thượng phụ.
Xem thêm bài viết khác
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Xếp nhanh các theo từ chứa tiếng công dưới đây vào 3 nhóm: Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”, Công có nghĩa là “không thiên vị”, Công có nghĩa là “thợ, khéo tay”.
- Giải bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
- Chọn ba từ dưới đây đồng nghĩa với từ công dân và viết vào vở: đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng.
- Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp (thương, cầu kiều, khác giống, ăn cơm, cá ươn)
- Tìm hiểu về liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
- Bài văn có những nhân vật nào? Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
- Thảo luận ý nghĩa của câu chuyện "lớp trưởng lớp tôi"
- Xếp các câu trong đoạn trên vào nhóm thích hợp và ghi vào bảng nhóm: Câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành. Và câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành.
- Cùng chơi: "Ai tài lắp ghép?"
- Dựa vào số liệu dưới đây, em hãy lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học của nước ta từ năm học 2000 - 2001 đến năm 2004 - 2005
- Đánh dấu X vào ô thích hợp: