Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình
Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 154". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Thảo luận: Nêu nhận xét về sự liên quan giữa đặc điểm môi trường sống với màu sắc hoa liên hình và màu lông của cáo Bắc cực. Ý nghĩa của hiện tượng này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trường - kiểu hình
- Hãy dự đoán về kiểu gen của sinh vật trong các trường hợp sau:
+ 2 sinh vật cùng loài có KG khác nhau sống trong cùng 1 điều kiện môi trường.
+ Một sinh vật nhưng sống trong 2 môi trường khác nhau.
- Tìm ví dụ thực tế cho điều em dự đoán ở trên. Giải thích.
- Em hãy nêu vai trò của các nhân tố độ ẩm, ánh sáng tới kiểu hình cây rau dừa nước, cây bèo tây, cây lá lốt. Từ đó em rút ra kết luận gì?
II. Thường biến
- Quan sát hình 28.3, mô tả màu lông thỏ Himalaya sp ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Thảo luận: Biểu hiện màu lông thỏ khác nhau ở các vị trí trên cơ thể phụ thuộc vòa những yếu tố nào? Nhiệt độ hay kiểu gen cơ thể?
Các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố meelanin làm cho lông đen. Hãy giải thích tại sao?
- Thí nghiệm SGK có chứng minh cho nhận xét trên không?
1. Khái niệm
- Quan sát hình 28.5, em hãy mô tả sự khác nhau về kiểu hình ở những cây mạ trong mỗi điều kiện ánh sáng khác nhau, giải thích vì sao có sự khác nhau đó. Nêu thêm ví dụ khác.
2. Đặc điểm, ý nghĩa
- Thường biến có di truyền được không? Thường biến có ý nghĩa gì đối với sinh vật, với chăn nuôi và trồng trọt?
II. Mức phản ứng
1. Khái niệm
- Mức phả ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen nhất định khi môi trường thay đổi.
2. Đặc điểm
- Có 2 loại mức phản ứng:
+ mức phản ứng rộng
+ mức phản ứng hẹp
- Mức phản ứng càng rộng càng dễ thích nghi.
- Hãy trả lời các câu hỏi:
+ Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là do giống hay do kĩ thuật trồng trọt quy định?
+ Muốn tăng tỉ lệ nạc lên tren 40% ở giống lợn Ỉ Móng cái thì phải làm thế nào?
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1. Hãy phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ cụ thể (giống - biện pháp kĩ thuật - năng suất). Từ đó rút ra kết luận gì?
Câu 2: So sánh thường biến với mức phản ứng.
Câu 3: So sánh thường biến với đột biến.
Câu 4: Hiện tượng nào dưới đây là không phải do sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến) tạo nên?
A. Cáo Bắc cực có màu sắc lông thay đổi theo mùa.
B. Tắc kè hoa có màu sắc thay đổi phù hợp với nền của môi trường.
C. Trên cùng một cây hoa giấy, có cả hoa đỏ và hoa trắng.
D. Gà gô có màu lông thay đổi theo mùa.
D. Hoạt động vận dụng
1. Em hãy do chiều cao và cân nặng hiện tại của em, dự đoán chiều cao và cân nặng khi em 18 tuổi. Làm thế nào để em có chiều cao và cân nặng lí tưởng.
2. Nhóm em hãy bố trí 1 buổi quan sát thường biến theo nội dung bảng sau:
Đối tượng | Điều kiện môi trường | Kiểu hình tương ứng | Nhân tố tác động |
3. Có ý kiến cho rằng: chúng ta chỉ biết mức phản ứng của 1 kiểu gen, ví dụ của 1 con lợn, bằng cách nhân bản vô tính con lợn thành nhiều con có cùng kiểu gen rồi cho chúng sống trong nhiều môi trường khác nhau. Theo em có đúng như vậy không? Giải thích ý kiến của em.
4. Vận dụng mối quan hệ giữa KG, môi trường và KH để giải thích kết quả học tập của em. Làm thế nào để có kết quả học tập cao nhất với em?
5. Lập bản đồ khái niệm về biến dị.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hãy bình luận câu tục ngữ "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" trong nghề trồng lúa khi Di truyền học chưa phát triển và hiện nay Di truyền học phát triển.
Xem thêm bài viết khác
- Phát biểu nào sau đây đúng với định luật Ôm?
- Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là.
- Dung dịch muối AlCl3 nị lẫn tạp chất CuCl2. Có thể dùng chất thử nào sau đây để làm sạch muối nhôm?
- Giải câu 1 trang 62 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Cho một nguồn điện 6V , một ampe kế, hai dây dẫn không biết giá trị điện trở, một khóa K, và một số dây để nối. Hãy đề xuất phương án xác định dây dẫn nào có giá trị điện trở lớn hơn.
- Đọc thông tin trong bảng 30.2. Em hãy đề xuất lí do gây nên sự thay đổi tỉ lệ nam/nữ theo độ tuổi như trên.
- 1. Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
- 1. Hãy so sánh cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ARN với ADN.
- Quan sát hình 12.4 điều gì có thể dẫn tới tình huống mất an toàn về điện? Ta cần làm gì trong tình huống này?
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 6: Ôn tập hóa học vô cơ
- Hỗn hợp A ở dạng bột gồm Al và Mg. Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong A người ta lấy 0,78 gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau phản ứng thu được 672ml khí H2 (đktc).
- 6. Sinh vật và môi trường