Khoa học tự nhiên 9 bài 64 Khoa học tự nhiên 9 bài 64: Ôn tập chủ đề 13

  • 1 Đánh giá

Giải khoa học tự nhiên 9 bài 64

KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho Bài 64: Ôn tập chủ đề 13. Ứng dụng Di truyền học - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 192.

1. Bắt buộc

1. Vẽ sơ đồ biểu diễn các hướng ứng dụng Di truyền học trong thực tiễn cuộc sống.

2. Phân tích vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống. Cho ví dụ về mỗi phương pháp.

3. Có nên sử dụng sản phẩm biến đổi gen không? Vì sao? Bằng cách nào phân biệt sản phẩm biến đổi gen và sản phẩm bình thường?

4. Kể tên một số thành tựu công nghệ sinh học và phân loại chúng thuộc những lĩnh vực nào.

5. Phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp tạo giống mới bằng gây đột biến nhân tạo và chọn lọc.

6. Phân biệt chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt. Vì sao phương pháp chọn lọc cá thể đạt hiệu quả cao hơn?

Bài làm:

1. Di truyền học ứng dụng: Y học tư vấn, hôn nhân- kế hoạch hóa gia đình, công nghệ Sinh học (công nghệ tế bào, công nghệ gen), lai giống vật nuôi - cây trồng, chọn giống vật nuôi - cây trồng.

2. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng.

3. Nên sử dụng sản phẩm biến đổi gen vì chúng được tạo ra mang những đặc điểm mong muốn có lợi cho con người so với sinh vật bình thường.

Sinh vật biến đổi gen có dán nhãn GMO, còn sinh vật bình thường thì không.

4. Một số thành tựu công nghệ sinh học:

- công nghệ gen: tạo chủng E.coli sản sinh hoocmon insulin chữa bệnh tiểu đường, tạo cây lúa giàu vitamin A, ...

- công nghệ tế bào: tạo cừu Đô li, nhân giống nhân sâm quý hiếm ở Việt nam,...

5. - gây đột biến nhân tạo:

+ ưu điểm: tạo ra dòng thuần, chọn lọc cá thể mang kiểu hình mong muốn dễ dàng

+ Nhược điểm: Hiệu quả không cao, một sản phẩm đột biến không có khả năng sinh sản

- phương pháp chọn lọc:

+ ưu điểm: hiệu quả cao vì chọn lọc kiểu hình có sẵn

+ nhược điểm: thời gian lâu, tốn nhiều diện tích đất trồng,...

6. Phân biệt:

+ chọn lọc hàng loạt dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu để làm giống

+ chọn lọc cá thể là lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng.

2. Tự chọn (Mỗi nhóm chỉ chọn 1 nhiệm vụ)

7. Có nên nhân bản vô tính người và các loài động vật quý hiếm không? Hãy chứng minh cho quan điểm của em.

8. Phân tích triển vọng của công nghệ sinh tế bào, công nghệ gen, công nghệ sinh học trong tương lai.

9. Hãy thực hiện 1 dự án tìm hiểu về các loại rau, củ, quả biến đổi gen trong siêu thị hoặc chợ ở địa phương.

10. Hãy thực hiện hoạt động trải nghiệm tìm hiểu các vật nuôi, cây trồng mới ở địa phương em.

Bài làm:

7. Không nên nhân bản vô tính người nhưng với động vật quý hiếm thì nên. Dựa vào ưu điểm của nhân giống vô tính để chứng minh cho quan điểm đó.

8. các em có thể thảo luận và phân tích dựa trên triển vọng sau:

  • Triển vọng: Giúp bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
  • Triển vọng: tạo ra động vật có khả năng tạo nội tạng di chuyển gen từ con người.

9. Các em hãy tìm kiếm các thực phẩm dán nhãn GMO ở địa phương.

10. Các em hãy tìm hiểu dựa trên các nội dung:
  • vật nuôi, cây trồng nào là là sản phẩm của ứng dụng di truyền học?
  • Chúng được tạo ra nhờ ứng dụng phương pháp nào?
  • 299 lượt xem