Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực
Câu 1: Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực
Bài làm:
Câu 1:
- Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có chứa phân tử ADN mạch kép có chiều ngang 2nm (hình 5A). Phân tử ADN quấn quanh khối cầu prôtêin tạo nên các nuclêôxôm.
- Mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histôn và được một đoạn ADN dài, chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1.3/4 vòng. Giữa hai nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và một phân tử prôtêin histôn.
- Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11 nm.
- Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng 30 nm.
- Sợi nhiễm sắc lại được xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi có đường kính khoảng 300 nm. Cuối cùng là một lần xoắn tiếp của sợi 300nm thành crômatit có đường kính khoảng 700 nm.
- Nhiễm sắc thể tại kì giữa ở trạng thái kép gồm 2 crômatit. Vì vậy, chiều ngang của mỗi nhiễm sắc thể có thể đạt tới 1400nm.
- Với cấu trúc cuộn xoắn như vậy, chiều dài của NST có thể được rút ngắn 15000 - 20000 lần so với chiều dài của ADN. Sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 2 bài 10 Sinh học 9 trang 45
- Phân biệt 3 loại sinh thái
- Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới?
- Loài người hiện đại, H. sapiens đã tiến hoá từ loài vượn người, Ôxtralôpitec qua các loài trung gian nào?
- Tại sao mỗi mạch của phân tử ADN lại được tổng hợp theo một cách khác nhau?
- Giải bài 44 sinh 12: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- Tại sao mỗi NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau?
- Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac
- Giải bài 45 sinh 12: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- Mã di truyền có đặc điểm gì?
- Giải bài 35 sinh 12: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Giải thích tại sao con người hiện đại lại là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hoá của các loài khác