-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Quan sát các hình ảnh và cho biết: Những hiểu biết của em về hai nhân vật lịch sử trong hình 1 và hình 5.
A. Hoạt động khởi động
Quan sát các hình ảnh và cho biết:
- Những hiểu biết của em về hai nhân vật lịch sử trong hình 1 và hình 5.
- Những suy đoán của em về lịch sử nước Nga trong năm 1917.
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động, ảnh hưởng gì đối với nước Nga và thế giới.
- Những thay đổi của nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917.
Bài làm:
Nhân vật lịch sử trong hình 1 và hình 5:
- Trong hình 1 là Nga hoàng Ni-cô-lai II, vị Hoàng đế, hay Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga, cũng là Đại Công tước Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa. Hoàng đế Ni-cô-lai II trị quốc từ năm 1894 đến khi thoái vị vào ngày 15 tháng 3 năm 1917. Dưới triều ông, Nga - một trong những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó - đã lâm vào khủng hoảng kinh tế và quân sự. Những kẻ phê phán ông đã gọi ông là Ni-cô-lai Kẻ khát máu, vì vụ thảm kịch Khodynka, Ngày chủ nhật đẫm máu, và những vụ trấn áp người Do Thái xảy ra dưới triều ông. Ông đã đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với đế quốc Nhật Bản, mà Nga là đế quốc bại trận. Cũng chính ông là người đã ra lệnh tổng động viên quân đội Nga vào tháng 8 năm 1914, đưa Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc đại chiến, quân Nga tham chiến phe Đồng Minh, cùng quân Anh, Pháp chống lại quân Đức, Áo-Hung.
- Trong hình 5 là Lê-nin, một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của C.Mác và F.Ăng-ghen. Những người cộng sản gọi ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ông được tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.
Lịch sử nước Nga trong năm 1917:
Trong lịch sử Nga có hai cuộc cách mạng xảy ra ở Nga năm 1917. Cuộc cách mạng thứ nhất là cách mạng tư sản nổ ra vào tháng Hai theo lịch cũ của Nga, hay tháng Ba theo lịch hiện đại. Cuộc cách mạng thứ hai là cách mạng vô sản nổ ra vào tháng Mười theo lịch cũ của Nga, hay tháng 11 theo lịch hiện đại.
Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với nước Nga và thế giới:
- Cách mạng tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nó đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội; giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước; ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Cách mạng tháng Mười Nga đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa của Nga hoàng; cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin. Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng; không một cuộc cách mạng nào trong thời đại ngày nay lại không chịu ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng tháng Mười. Nó cho thấy: trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người vươn tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh.
Những thay đổi của nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917:
- Lần đầu trong lịch sử, cách mạng đưa người dân lao động lên nắm quyền.
- Xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa.
Cập nhật: 07/09/2021
Xem thêm bài viết khác
- Khoa học xã hội 8 bài 12: Tự nhiên châu Á
- Quan sát hình 5 và cho biết sự thay đổi cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40'B và giải thích tại sao có sự thay đổi như vậy.
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Nêu nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Quan sát hình 1, hãy: Nêu hiểu biết của em về lãnh thổ nước ta.
- Cho biết những hình ảnh đó gợi cho em nhớ đến thời kì nào của lịch sử Việt Nam? Trình bày hiểu biết của em về thời ki lịch sử liên quan đến hình ảnh đó
- Quan sát các hình 4, 5 và đọc thông tin, hãy hoàn thành bảng sau
- Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết các hình 12, 13, 14, 15, 16 chứng tỏ điều gì? Theo em, đối tượng nào chịu tác động lớn nhất hậu quả của khủng hoảng kinh tế?
- Hướng dẫn giải VNEN khoa học xã hội 8 tập 1
- Theo em, sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây đối với các nước châu Á đã để lại những hậu quả như thế nào?
- Trình bày sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Khoa học xã hội 8 bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Hãy cho biết các công trình giao thông, kiến trúc từ thời Pháp còn tồn tại ở địa phương em (nếu có). Theo em, phải làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của công trình đó?