Tìm hiểu quy trình ghép cành và chiết cành đối với một số loại cây trồng phổ biến gia đình và địa phương em
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Tìm hiểu quy trình ghép cành và chiết cành đối với một số loại cây trồng phổ biến gia đình và địa phương em
- Tìm hiểu thêm về phương pháp nhân giống một số cây trồng mới
Bài làm:
Tham khảo mở rộng kiến thức:
Quy trình ghép cành:
- Bước 1: Chọn và cắt cành ghép
- Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm. Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép. Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép.
- Bước 3: Ghép đoạn cành Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau. Buộc dây ni lông cố định vết ghép. Chụp kín vết ghép và đầu cành ghép bằng túi PE trong.
- Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép Sau khi ghép từ 30 - 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được.
Quy trình Chiết cành
- Bước 1: Khoanh vỏ:
- Dùng dao sắc khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5 cm, cách gốc cành 10-15 cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh. ...
- Bước 2: Chuẩn bị đất bó bầu:
- Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây…
- Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà (đất có thể vê thành “con giun”, nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay).
- Một bầu chiết đường kính từ 6-8 cm, trọng lượng 150 – 300 g, chiều cao bầu đất 10-12 cm. Không nên làm bầu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cây khó ra rễ.
- Bước 3 Chiết cành:
- Chọn ngày có thời tiết tốt (trời nắng), dùng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau.
- Bước 4 Cắt cành chiết: Sau khi chiết từ 45-60 ngày, tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả khác nhau, quan sát thấy rễ mọc ra. Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm.
- Bước 5 Hạ bầu chiết: Trước khi hạ bầu chiết cần cắt bớt những lá già, lá bị sâu và một phần lá non. Mật độ giâm cành chiết 20×20 cm, hoặc 30 x 30 cm.
- Không nên giâm cành chiết quá dầy, rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trồng khó khăn. Trước khi hạ bầu, xé bỏ giấy nilon, dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3-5 cm, tưới đẫm nước, nên che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, hàng ngày tưới 2 lần như trên. Sau 5-10 ngày chuyển sang chế độ 1-2 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm đất. Có thể ra ngôi cành chiết trong túi nilon hay sọt tre và chăm sóc như với cây giâm cành
- Sau khi hạ bầu 15 – 20 ngày, bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên. Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như cây con. Sau giâm cành chiết từ 45-60 ngày có thể đánh cây đi trồng.
Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp : Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép, chiết cành,.. với loại cây cao su, nhản, mận, bưởi,...
Xem thêm bài viết khác
- Hoàn thành phiếu học tập và trả lời các câu hỏi sau:
- Môi trường sống của tôm, cá có gì khác so với môi trường sống của vật nuôi trên cạn?
- Điền từ hoặc cụm từ sau đây vào chỗ trống thích hợp: bảo quản, phương tiện, phơi khô, giảm, sinh vật, nước, kho lạnh, chế biến
- Công nghệ VNEN 7 bài 4 - Hoạt động luyện tập và vận dụng Giải Công nghệ VNEN 7 bài 4
- Công nghệ VNEN 7 bài 4: Máy móc và thiết bị dùng trong ngư nghiệp
- Yêu cầu kĩ thuật của chuồng nuôi hợp vệ sinh
- Công nghệ VNEN 7 bài 1: Giống vật nuôi
- Công nghệ VNEN 7 bài 10: Nuôi thủy sản
- Em đã trồng những loại cây gì ở nhà trường/ địa phương/ gia đình? Cho biết thời gian nào? Mục đích trồng cây để làm gì?
- Các thông tin gì về khí hậu, thời tiết mà các kĩ sư nông nghiệp quan tâm? Các thông tin này đo được nhờ các thiết bị gì?
- Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
- Ở nước ta có những sản phẩm cây trồng nào được xuất khẩu? Tại sao những cây trồng có giá trị xuất khẩu ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển tại nhiều địa phương của nước ta?