Tổng hợp những bài viết số 2 ngữ văn 10 hay nhất với tất cả các đề (4 đề)

  • 1 Đánh giá

Tech12h.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 2 hay nhất ngữ văn 10 với đầy đủ 4 đề. Theo đó, bài viết số 2 lớp 10 gồm có 4 đề, mỗi đề KhoaHoc gửi đến bạn đọc 5 - 6 bài văn mẫu hay nhất và mới nhất để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.


Nội dung bài gồm:

Back to top

Đề 1: Kể lại chuyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích

Bài làm

Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện kể về ba cô gái: Thao, Phương Định và Nho trong cùng tổ trinh sát mặt đường. Công việc của họ là ngồi chờ trên cao điểm. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Công việc thật chẳng đơn giản chút nào. Rất gian khổ và gần kề ngay cái chết.

Họ chạy trên cao điểm cả ban ngày ngay bên cạnh những quả bom đang nằm chờ nổ. Nhưng họ anh dũng và vui vẻ. Họ đã quen với những vết thương, với đất bốc khói, không khí bàng hoàng và tiếng máy bay đang gầm lên ầm ĩ. Thần kinh lúc nào cũng căng lên như chão, tim đập nhanh, chân chạy mà biết chắc rằng xung quanh bom sắp nổ. Nhưng rồi khi xong việc, nhìn đoạn đường, họ thấy vui, thở phào nhẹ nhõm và sa ngay về cái căn hầm mát lạnh của mình. Đánh một hơi nước mát cho thật đã, xong thì tất cả nằm dài trên nền đất ẩm nghe ca nhạc hay có thể nghĩ lung tung.

Hôm ấy vào buổi trưa, không gian im ắng lạ. Phương Định ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Cô mê hát, có khi bịa ra cả những lời hát ngớ ngẩn. Định người Hà Nội và là một cô gái khá xinh với hai bím tóc dày, mềm, cái cổ cao và đôi mắt đẹp. Nhiều anh lái xe quý mến thường gửi thư tán tỉnh cô.

Đang mơ màng suy nghĩ, Định bỗng giật mình. Có tiếng giục của Nho và chị Thao. Họ đã nhận ra tiếng máy bay trinh sát. Cả tổ đã rất quen với việc: cái sự im lặng là sự bất thường. Tiếng máy bay trinh sát và tiếng phản lực gầm gào theo sau.

- Sắp đấy! - Nho quay lưng lại, chụp cái mũ sắt lên đầu. Chị Thao vẫn thong thả nhai mấy chiếc bánh quy. Chị bình tĩnh đến phát bực nhưng lại hay sợ máu. Chị hay diêm dúa nhưng trong công việc, chị cương quyết và táo bạo vô cùng.

Chị Thao cầm cái thước trên tay Định, rồi nói: "Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ", rồi kéo tay Nho, vác xẻng lên vai đi ra cửa.

Định ở nhà trực điện thoại. Lòng cô nóng như lửa đốt. Xung quanh chỉ thấy khói bom mù mịt và tiếng cao xạ nã nhau chan chát. Địch tấn công dữ quá nhưng cũng may các anh cao xạ, thông tin và công binh đã kịp chi viện cho ba cô gái.

Nửa tiếng sau, chị Thao về, bình thản mệt lả và cáu kỉnh. Đại đội trưởng đã có được thông tin. Anh tế nhị cảm ơn ba cô gái.

Nho cũng về, bình thản và ướt sũng. Cô vừa tắm ở dưới suối lên, đẹp và mát mẻ như một que kem trắng.

Cả tổ nghĩ ngợi một lúc rồi tối lại ra đường luôn. Họ đi phá bom trong cái không khí vắng lặng đến kinh người. Ba cô gái thao tác rất nhanh và thành thục. Hai mươi phút sau, một hồi còi, rồi hồi còi thứ hai nổi lên. Những tiếng bom nổ vang trời xé toang không gian yên lặng. Mùi thuốc 32 bom buồn nôn, đất đá rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây.

Thao và Định đã định ra về. Nhưng bất chợt họ phát hiện ra Nho đã bị thương. Hầm của Nho bị sập khi cả hai quả bom của chị cùng phát nổ.

Định và Thao đưa Nho về. Vết thương không sâu lắm nhưng bom nổ gần nên Nho bị choáng. Họ tự lo chăm sóc cho cô gái vì không muốn làm phiền đơn vị. Lát sau, Nho đã thiếp đi.

Hai cô gái ngồi yên lặng nhìn nhau. Họ đang nuốt những giọt nước mắt vào trong vì lúc này phải giữ sao cho cứng cỏi. Chị Thao hát, những giai điệu sai và lạc nhịp. Nhưng cần phải hát. Hát để quên đi và để vững tin hơn.

Có một đám mây, một đám nữa rồi thêm đám nữa kéo đến cửa hang. Bầu trời đen đi và cơn dông ào đến đột ngột như một biến đổi bất thường trong trái tim con người vậy. Ở rừng mùa này hay thế. Trời mưa. Nhưng là mưa đá. Định nhận ra và thích thú cầm một viên đá nhỏ thả vào lòng bàn tay của Nho, vui thích và cuống cuồng.

Mưa tạnh rất nhanh. Định bỗng thẫn thờ và nuối tiếc. Nhưng cô không tiếc những viên đá nhỏ. Cô đang nhớ về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, nhớ bà bán kem, nhớ con đường nhựa... cơn mưa đã vô tình đả xoáy mạnh vào những kỷ niệm trong tâm hồn của cô gái xa quê.

=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 văn 10 đề 1

Back to top

Đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi - Mông, kể lại chuyện Bố của Xi - Mông

Bài làm

Đứa trẻ nào cũng có cho mình một gia đình để thuộc về, nơi ấy có cha, có mẹ và có tình yêu thương. Tôi cũng có một gia đình với mẹ của tôi là người mẹ dịu dàng và tốt nhất thế gian, nhưng tôi luôn thiếu thốn tình thương của cha và tôi buồn vì sự khiếm khuyết ấy. Tình cảm của mẹ có nguôi đi phần nào những sầu vương trong tôi nhưng mỗi lần bạn bè cùng lớp lấy chuyện tôi không có cha ra làm đề tài thì trái tim tôi lại không sao kìm được những cơn đau thắt.

Hôm ấy, những chuyện như vậy lại lập lại, lần này, khi chúng sẵng giọng mà thét vào mặt tôi rằng: “Tụi bây biết không, thằng này không có cha!”. Tôi đã không thể kìm chế được cơn tức giận mà lao vào đánh cho tên vừa hét ra câu nói ấy một quả đấm thật mạnh rồi chạy thật nhanh khỏi những lời bàn tán cay nghiệt kia. Tôi cứ thế chạy, cứ thế chạy, tôi chạy là ngoài cánh đồng và ngồi bệt bên ven một con sống, khóc nức nở. Tại sao? Tại sao? Ai cũng có cha, tôi lại không có cha. Dù là mẹ yêu thương và chăm lo cho tôi rất chu đáo thì tôi vẫn cần lắm một người cha, mỗi lần tôi thấy đứa bạn được cha cõng, được cha mua cho cái này, cái kia, tôi thấy mình cô đơn và ao ước sao mình cũng có một người cha như vậy, mình sẽ được cha yêu, cha bế, cha chiều, thật hạnh phúc biết bao. Nhưng nếu chỉ vậy thôi có lẽ tôi sẽ quen dần và bởi có bao la tình mẹ nên tôi sẽ chẳng đau đớn đến thế nếu không bị lũ bạn khinh thường rằng mình là đứa con không cha. “Con không cha”, nghe sao mà xót xa quá, tôi úp mặt khóc, mắt tôi chạm vào dòng nước đang chảy và tự nhiên tôi muốn dìm mình xuống dòng sống lắm lắm. Chết rồi, tôi sẽ không còn bị bạn bè trêu chọc, bị gọi là đứa con hoang không có cha. Tôi ngồi lặng lẽ bên bờ sông, nước mắt cứ chảy, suy nghĩ tự tử cứ len lỏi trong đầu tôi, chìm đi khi tôi chú ý đến những đám mây hồng hay những con cá nhưng rồi lại cứ thế nổi lên khiến tôi chẳng muốn về nhà. Tôi lại khóc. Bất ngờ, tôi giật mình vì có bàn tay ai đó nặng trịch đặt lên vai và tiếp đó, giọng nói trầm hùng.

– Bé con ơi, việc gì khiến con buồn đến thế…

Tôi quay lại. Một người thợ với hàm râu đen và mái tóc dợn từng sợi, đang chăm chú nhìn tôi, tôi đoán chú là một người thợ rèn. Thấy chú to lớn nhưng có vẻ là người hiền hậu, tôi đột nhiên muốn đem hết ấm ức kể cho chú nghe:

– Tụi nó đánh con vì con không có cha.

Người thợ hiền lành với đôi mắt sáng mỉm cười:

– Sao kỳ cục vậy… Ai cũng có cha mà con.

Câu nói ấy càng làm cho tôi đâu đớn làm sao, tôi quay mặt đi:

– Nhưng con không có.

Tôi lại cúi xuống nức nở, chú ấy hình như không nỡ để trẻ con khóc, liền bế tôi lên và nói:

– Nín khóc đi con. Chú sẽ dắt con về với mẹ. Mẹ con sẽ chỉ cho biết cha ở đâu.

Tôi đột nhiên thấy an toàn và yên tâm trong vòng tay chú, tôi đưa tay ôm cổ chú, rồi nín khóc. Chú đưa tôi về nhà, khi ấy trời đã gần tối, từ xa tôi đã thấy mẹ đang đứng ở cửa giống như đang chờ tôi. Có lẽ mẹ lo cho tôi lắm vì tôi ít khi đi học về muộn như thế. Vừa xuống khỏi tay chú thợ, tôi liền chạy ngay tới ôm lấy mẹ, mẹ nhìn tôi, ánh mắt ánh lên sự yên tâm. Cầm chiếc mũ trên tay, chú thợ tiến lại gần hai mẹ con tôi, ngượng ngập ấp úng.

– Thưa cô, tôi gặp cháu đi lạc ngoài bến sông…

Tôi ấm ức, mếu máo:

– Không phải mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông. Tại tụi nó đánh con… Tụi nó đánh con vì con không có cha.

Nói xong, tôi hơi hối hận vì những lời của tôi làm mẹ đau lòng, mẹ ôm tôi vào lòng, rơi nước mắt. Nhưng tôi không để tâm lắm đến điều ấy, tôi chạy nhanh đến chỗ chú thợ rèn và đánh liều:

– Chú làm cha con được không…

Chú chưa trả lời, sợ chú từ chối, tôi nói không do dự:

– Nếu chú không chịu làm cha của con, con sẽ nhảy xuống sông.

Chú nghe câu đó liền gật đầu đồng ý:

– Được chứ sao không, nhóc con.

Và tôi nhớ mình chưa biết tên chú:

– Chú tên gì để có ai hỏi thì con nói.

– Philip.

Ngày hôm sau đến lớp, khi bọn trêu chọc tôi hôm trước lại gây chuyện, tôi dõng dạc khiến chúng không còn nói được câu nào:

– Cha tao tên Philip.

Nói xong câu ấy, tôi định quay lưng bỏ đi nhưng bọn chúng định tấn công tôi, may sao có thầy giáo can thiệp, đưa tôi về nhà, tôi bước đi theo thầy, trong lòng đầy tự hào, bỏ lại sau lưng sự ngơ ngác và tức điên của đám bạn xấu. Tôi tin mình đã thắng!

=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 văn 10 đề 2

Back to top

Đề 3: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống Thủy Cung, Trọng Thủy đã tìm thấy Mỵ Châu.

Bài làm

Trọng Thủy tỉnh dậy thì bàng hoàng nhận ra mình đang ở giữa mênh mông biển nước. Những tầng san hô cứ liên tiếp nối nhau làm che khuất tầm nhìn. Xung quanh chàng lúc ấy chỉ có nước và những đàn cá tung tăng bơi lội.

Trọng Thủy vẫn còn ngơ ngác. Chàng dấn bước đi miễn cưỡng và không phương hướng. Thế nhưng vừa ra khỏi đám san hô, Trọng Thủy đã bị bốn năm hình nhân quái lạ mình người đầu tôm cá từ đâu kéo đến trói chặt đưa đi. Trọng Thủy được đưa đến một cung điện nguy nga lộng lẫy, cái mà chàng chưa bao giờ gặp ở trên trần. Những ngôi nhà tráng lệ sáng trưng màu ngọc, có đầy đủ lính canh và người hầu ra vào tấp nập. Qua bốn năm lần cửa canh như thế, Trọng Thủy bị bắt vào quỳ ở trong đại điện. Một tên lính trong nhóm người kia cũng quỳ xuống và thưa:

– Thưa công chúa! Bọn thuộc hạ bắt được tên này ở ngoài cổng điện. Xem chừng hắn đến đây có ý gian tà, xin công chúa đưa ra xét tội.

Người ngồi trên kia lên tiếng. Trọng Thủy nghe thấy quen quen nhưng mặt người kia bịt kín nên chàng không nhìn rõ.

– Này, anh kia! Anh từ đâu tới mà lại lạc đến đây?

– Dạ, bẩm! Tôi người trần, vì ngờ người tình đang ở trong giếng nước nên mới lao mình xuống giếng rồi bị lạc đến nơi đây.
– Vậy anh tên gì?
– Tôi là Trọng Thủy, là con trai của Triệu Đà Vương.
– Ta nghe nói ở trên trần, ngươi gây ra nhiều tội ác cho nhân dân Âu Lạc, khiến họ vô cùng oán thán. Điều đó có đúng hay không?

Trọng Thủy vô cùng ngạc nhiên. Không ngờ một người hoàn toàn xa lạ lại biết ngọn ngành mọi chuyện của mình. Biết là không thể chối, Trọng Thủy bèn viện lý do:

– Thực tình tôi cũng là làm theo ý của vua cha.

– Nhà ngươi lại còn định chối tội hay sao? Người ngồi trên điện kia nổi nóng. Nhà ngươi giả vờ sang cầu hòa Âu Lạc, xin cưới công chúa Mị Châu để chờ cơ hội trộm nỏ thần đã là một tội. Tàn bạo hơn, ngươi lại cho quân lính sang giày xéo bờ cõi nước Nam làm cho muôn dân kêu gào trong đau khổ. Không những thế, nhà ngươi còn nhẫn tâm bức chết vua Âu Lạc, bức chết người vợ thủy chung mà ngây thơ dại dột của mình. Với bằng ấy tội danh nhà ngươi còn muốn đổ lỗi cho ai?

Trọng Thủy tái mặt, không biết người ngồi trên điện là ai. Nhưng sợ quá, chàng cúi đầu nhận tội:

- Thưa công chúa! Tôi biết mình mang tội lớn nhưng tôi một lòng yêu quý Mị Châu, ngày đêm mong ngóng được gặp nàng để tỏ bày nỗi lòng ân hận.

– Bây giờ nhà ngươi mới hối hận thì có giải quyết được gì đâu?
– Tôi biết vậy. Nhưng ngày xưa, Mị Châu vì rất yêu thương tôi mà nghe tôi tất cả. Tôi yêu thương nàng thật tôi đã lừa dối trái tim trong trắng của nàng nên tôi day dứt lắm. Đến khi nàng mất đi tôi mới biết dù có là vua Âu Lạc nhưng nếu mất Mị Châu, cuộc sống của tôi cũng chẳng có ý nghĩa gì. Tôi rất muốn gặp nàng để ít nhất được nói với nàng sự hối hận của tôi.

– Trọng Thủy! Chàng hãy ngẩng mặt lên và nhìn xem thiếp là ai?
– Nàng là… Mị Châu!
– Vâng thiếp đúng là Mị Châu. Sau khi thiếp chết đi, vua Thủy Tề đã rất thương tình mà nhận thiếp làm con gái. Vì thế thiếp mới được ở nơi đây.
– Mị Châu! Ta xin lỗi nàng. Vì ta mà nàng phải chịu bao đau khổ. Bây lâu nay ta chỉ ước được gặp nàng. Ta sẵn sàng bỏ đi tất cả để được cùng nàng sống trong hạnh phúc. Hãy tha thứ cho ta.

– Thiếp mừng vì chàng đã nhận ra lầm lỗi. Nhưng chúng ta không thể sống với nhau. Nếu làm như vậy, người đời sẽ nhạo báng chúng ta mãi mãi. Không được sống với nhau coi như cũng là một sự trừng phạt xứng đáng với những lỗi lầm quá lớn của chúng ta ở trên hạ giới. Thiếp đã đợi ngày này từ rất lâu rồi và chỉ để được nói với chàng một câu thôi: hãy sống sao cho tốt trong những ngày sắp tới để bù đắp cho những gì mà chúng ta đã gây ra.

Mị Châu vừa nói dứt câu thì cả cung điện nguy nga bỗng biến ngay đâu mất. Xung quanh vắng lặng chỉ còn trơ lại một mình Trọng Thủy. Chàng ân hận mà lặng câm không nói được. Vết nhơ mà chàng đã gây ra có lẽ chỉ có nước biển Đông xô dạt ngàn đời mới mong xóa được.

Trọng Thủy cứ ngồi đó hàng chục ngày đêm. Và rồi không biết tự bao giờ. Chàng đã hóa thành người đá. Sau này hàng mấy trăm năm, có người lặn xuống biển Đông mò ngọc quý vẫn còn nhìn thấy một tảng đá hình người âu sầu khổ não đang dang hai cánh tay ra như cầu xin ai đó một điều gì.

=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 văn 10 đề 3

Back to top

Đề 4: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất

Bài làm

Mỗi khi về thăm quê tôi lại ra khu vườn của ông nội, lại ngắm cảnh vật và nhớ về ông, người ông mà tôi vô cùng yêu quý và kính trọng. Ông đã ra đi mãi mãi, không còn bên tôi để dõi theo cuộc đời tôi nữa, nhưng hình ảnh của ông thì mãi mãi trong tâm trí tôi.

Khi còn sống ông là một người rất cao lớn, bàn tay to bè, làn da ngăm đen, sần sùi thô ráp, khuôn mặt ông rất nhân từ phúc hậu, luôn nở nụ cười trước niềm vui của con cháu. Ông rất yêu cây nên rất thích trồng cây, cứ hở ra chỗ nào là ông lại trồng cây vào chỗ đó. Vì vậy vườn của ông có rất nhiều cây, cả cây cảnh và cây ăn quả.

Hàng ngày, sau khi đã làm xong việc vặt trong nhà giúp con cháu, ông thường ra vườn cây để chăm sóc, ngắm nghĩa từng cây. Ông bảo, nếu lắng tai ông có thể nghe được tiếng xì xẩm nói chuyện của cây. Ông tôi hay bịt mắt tôi giữa vườn cây, ông dạy tôi cách lắng nghe: Tiếng chim hót, tiếng ve, tiếng dế, tiếng là cây xào xạo khua lên những bản nhạc yên bình thôn dã. Với lòng yêu thiên nhiên mà ông đã truyền cảm hứng, tôi cảm nhận được cái mát lành của gió mơn man, cái ran rát của nắng hè trên da, mùi đất, mùi nồng nồng của những con mưa hè vội vã… Ông tôi gọi cái giây phút tĩnh lặng đứng giữa vườn cây đó là “cảm nhận sự sống”.

Tuổi già đã đến với ông sau bao khó khăn vất vả của cuộc đời, dường như ông đã có linh cảm không tốt về điều gì đó đến với mình. Một chiều, ông dần tôi ra vườn. Ông chỉ những chiếc là vàng bay bay lìa khỏ cảnh, nói “Đó là ông.” Ông chỉ những chiếc lá xanh non mỡ mang vẫn con trên cây “Đó là cháu”. Tôi hỏi tại sao. Ông đã giải thích cho tôi quy luật của sự sinh tồn, con người cũng như cây là, khi lá đã già, người đã già sẽ rời khỏi cây, giống như con người rời khỏi cuộc đời, nhường chỗ cho con cháu. Khi đó tôi cũng chưa hiểu hết được những ý nghĩa qua lời nói của ông, mà chỉ mơ hồ, một nét buồn hiện lên trên đôi mắt của ông.

Tôi lớn dần trong tình yêu thương và dạy bảo của ông, nhưng tôi không được sống cùng ông vì cha mẹ phải chuyển công tác lên thành phố. Tôi cũng bắt kịp với những phồn hoa nơi phố thị, quen với cuộc sống tập nập và dường như có lúc tôi đã quên ông.

Tôi lớn lên, học hành cũng nhiều, ít có thời gian về thăm ông hơn. Mỗi khi về thăm ông, tôi nhận thấy sự già đi trên khuôn mặt ông, nhưng tôi không có nhiều thời gian để chăm sóc ông. Tôi thấy thương ông nhưng vì hoàn cảnh tôi phải tạm biệt ông. Thấy sức khỏe ông giảm sút, tôi nhắc nhở ông hãy giữ gìn sức khỏe. Sức khỏe ông đã thay đổi nhưng ông vẫn chăm sóc vườn cây, vẫn ngày đêm lấy cây làm người bạn.

Rồi ông ngã bệnh, tôi chạy về thăm ông, ông nằm đó, ánh mắt vẫn nhìn tôi trìu mến, tình thương ông dành cho tôi vẫn luôn đầy ắp. Ông đã giống chiếc là lìa cảnh, rời xa tôi mãi mãi. Tôi hiểu được tâm nguyện của ông, đã đề nghị giữ khu vườn làm kỉ niệm và thay ông chăm sóc nó. Khu vườn là tình cảm mà ông đã dành cho đời cho con cháu, là hiện thân của ông. Khi tôi không còn ông nữa, nhưng còn khu vườn, vì vậy mỗi khi về thăm quê, tôi lại được gặp ông tại khu vườn này.

=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 văn 10 đề 4

Back to top


  • 15 lượt xem
Chủ đề liên quan