Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX ( P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?
- A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do
- B. Tổ chức phản công để phá vòng vây
- C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
- D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?
- A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
- C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
- D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 3: Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?
- A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
- B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- C. Hiệp ước Giáp Tuất.
- D. Hiệp ước Liên minh.
Câu 4: Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì?
- A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước.
- B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
- D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Câu 5: Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
- A. Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
- B. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
- C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
- D. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 6: Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
- A. Công nhân.
- B. Nông dân.
- C. Các dân tộc sống ở miền núi.
- D. Nông dân và công nhân.
Câu 7: Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
- A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
- B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
- C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
- D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.
Câu 8: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?
- A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
- B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ.
- C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 9: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho Pháp vào buôn bán?
- A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn.
- B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.
- C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.
- D.Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt.
Câu 10: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
- A. Cải cách kinh tế, xã hội
- B. Cải cách duy tân
- C. Chính sách ngoại giao mở cửa
- D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
Câu 11: Giai đoạn 1893 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?
- A. Xây dựng phòng tuyến
- B. Tìm cách giải hoà với quân Pháp.
- C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
- D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ.
Câu 12: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?
- A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- B. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
- C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.
- D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.
Câu 13: Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
- A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập
- B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp
- C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến
- D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước
Câu 14: Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì?
- A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
- B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.
- C. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết.
- D. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam.
Câu 15: “Dập dìu trống đánh cờ Xiêu/Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đó là khẩu lệnh đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa của Nguyễn Mận Kiến ở Thái Bình.
- B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định.
- C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh.
- D. Trận cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viên- Lưu Vĩnh phúc
Câu 16: Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
- A. Quan lại, sĩ phu yêu nước
- B. Nông dân
- C. Bình dân thành thị
- D. Tư sản
Câu 17: Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là :
- A. phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến
- B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
Câu 18: Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?
- A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
- B. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
- C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
- D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước
Câu 19: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu làm gì?
- A. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
- C. Bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
- D. Bắt đầu xúc tiến việc lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam.
Câu 20: Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?
- A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
- B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
- C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược
- D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 22: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Xã hội Việt Nam từ năm 1897-đến năm 1918 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX (P1)