Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Xin lập khoa luật

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Xin lập khoa luật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản Xin lập khoa luật là của tác giả nào?

  • A. Nguyễn Đình Chiểu
  • B. Nguyễn BỈnh Khiêm
  • C. Nguyễn Trường Tộ
  • D. Nguyễn Trãi

Câu 2: Văn bản Xin lập khoa luật thuộc thể loại nào?

  • A. Chiếu
  • B. Cáo
  • C. Điều trần
  • D. Hịch

Câu 3: Nội dung của văn bản Xin lập khoa luật là

  • A. Bàn về vai trò của triều đình đối với sự phát triển hưng thịnh của đất nước.
  • B. bàn về việc vai trò của luật pháp đối với một đất nước và ra sức thuyết phục nhà nước lập khoa luật.
  • C. Bàn về những ưu và nhược điểm của luật pháp đối với sự phát triển của một quốc gia.
  • D. Bàn về mối quan hệ trong xã hội: vua - tôi, gia đình, bằng hữu...

Câu 4: Điều trần là thể loại

  • A. một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
  • B. thể loại văn bản của cấp dưới dâng lên vua nhằm trình bày những kế sách giúp trị nước hoặc những việc khẩn cấp cần làm.
  • C. nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp. Từ đời Tần trở đi đổi tên gọi thành chiếu, chiếu chỉ.
  • D. là thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân.

Câu 5: Văn bản XIn lập khoa luật được tác giả viết vào năm nào?

  • A. 1867
  • B. 1877
  • C. 1887
  • D. 1897

Câu 6: Tác giả phê phán Nho giáo vì

  • A. Nho giáo đề cao trung hiếu và lễ nghĩa
  • B. vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, làm dở chẳng ai chê.
  • C. Vì dù dân chúng học nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm
  • D. Tất cả đều đúng
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Xin lập khoa luật


  • 5 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021