Trắc nghiệm sinh học 7 bài 55: Tiến hóa về sinh sản
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 55: Tiến hóa về sinh sản. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Vì sao sự đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng?
- A. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
- B. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn.
- C. Vì trong sự đẻ con, xác suất trứng gặp tinh trùng là thấp hơn.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về giới tính ở động vật là đúng?
- A. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
- B. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
- C. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
- D. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
Câu 3: Loài nào KHÔNG sinh sản bằng hình thức vô tính?
- A. Trùng giày
- B. Trùng roi
- C. Trùng biến hình
- D. Cá chép
Câu 4: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang, lót ổ để bảo vệ con?
- A. Thằn lằn bóng đuôi dài.
- B. Ếch đồng.
- C. Chim bồ câu.
- D. Thỏ hoang.
Câu 5: Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài, là vì
- A. Đỡ tiêu tốn năng lượng
- B. Cho hiệu suất thụ tinh cao
- C. Không nhất thiết phải cần môi trường nước
- D. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường
Câu 6: Động vật nào dưới đây thụ tinh ngoài?
- A. Cá chép.
- B. Chim bồ câu.
- C. Rùa núi vàng.
- D. Thỏ hoang.
Câu 7: Loài nào thụ tinh trong
- A. Cá chép
- B. Châu chấu
- C. Ếch
- D. Trai sông
Câu 8: Động vật nào dưới đây phát triển qua biến thái?
- A. Thằn lằn bóng đuôi dài.
- B. Chim bồ câu.
- C. Châu chấu.
- D. Thỏ rừng.
Câu 9: Loài nào phát triển KHÔNG trải qua biến thái
- A. Châu chấu
- B. Ếch
- C. Thằn lằn
- D. Trai sông
Câu 10: Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là
- A. phân đôi cơ thể và mọc chồi.
- B. tiếp hợp và phân đôi cơ thể.
- C. mọc chồi và tiếp hợp.
- D. ghép chồi và ghép cành.
Câu 11: Loài nào có nhau thai
- A. Thằn lằn bóng đuôi dài
- B. Ếch đồng
- C. Chim
- D. Thỏ
Câu 12: Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào?
- A. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con.
- B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
- C. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con.
- D. Con non tự đi kiếm mồi.
Câu 13: Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang?
- A. Nuôi con bằng sữa diều.
- B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
- C. Con non tự đi kiếm mồi.
- D. Mẹ mớm mồi cho con non.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây về giới tính của động vật là đúng?
- A. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cơ thể phân tính
- B. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cơ thể phân tính
- C. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cơ thể lưỡng tính
- D. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cơ thể lưỡng tính
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Sự phát triển gián tiếp qua biến thái tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai).
- B. Sự đẻ con là hình thức sinh sản kém hoàn chỉnh hơn sự đẻ trứng.
- C. Sự thụ tinh ngoài tiến bộ hơn sự thụ tinh trong.
- D. Sự phát triển trực tiếp (có nhau thai) tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai).
Câu 16: Tập tính sinh sản nào có ở chim
- A. Đào hang, lót ổ
- B. Con non tự đi kiếm mồi
- C. Làm tổ, ấp trứng
- D. Nuôi con bằng sữa mẹ
Câu 17: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Hình thức sinh sản …(1)… không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái trong sự …(2)… của trứng, ngược hẳn với hình thức sinh sản …(3)….
- A. (1): vô tính; (2): sinh sản; (3): hữu tính
- B. (1): vô tính; (2): thụ tinh; (3): hữu tính
- C. (1): hữu tính; (2): thụ thai; (3): vô tính
- D. (1): hữu tính; (2): phát triển; (3): vô tính
Câu 18: Sinh sản hữu tính có đặc điểm
- A. Thời gian sinh sản nhanh
- B. Số lượng cá thể sinh ra lớn
- C. Các con mang đặc điểm giống nhau và giống với cơ thể mẹ
- D. Các con mang đặc điểm của bố mẹ, có thể xuất hiện đặc điểm mới
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 8: Thủy tức
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 11: Sán lá gan
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 8: Động vật và đời sống con người
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 35: Ếch đồng
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 26: Châu chấu
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 46: Thỏ