Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều?
- A. Dòng điện chạy qua quạt điện trong gia đình.
- B. Dòng điện chạy trong động cơ gắn trên xe ô tô đồ chơi.
- C. Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm lại gần một khung dây dẫn kín.
- D. Dòng điện chạy qua bóng đèn pin khi nối hai đầu bóng đèn với hai cực của một viên pin.
Câu 2: Hãy tìm hiểu và cho biết ở Việt Nam các máy phát điện lớn trong lưới điện quốc gia có tần số bao nhiêu?
- A. Tần số 100Hz.
- B. Tần số 75Hz.
- C. Tần số 50Hz.
- D. Tần số 25Hz.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều:
- A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều.
- B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều.
- C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều.
- D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.
Câu 4: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi:
- A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
- B. tia khúc xạ và tia tới.
- C. tia khúc xạ và mặt phân cách.
- D. tia khúc xạ và điểm tới.
Câu 5: Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
- A. Tăng lên hai lần.
- B. Tăng lên bốn lần.
- C. Giảm đi hai lần.
- D. Giảm đi bốn lần.
Câu 6: Trên cùng một đường dây tải đi cùng một công suất điện P, khi dùng hiệu điện thế 500kV thì công suất hao phí là P1; khi dùng hiệu điện thế 1000V thì công suất hao phí là P2. Tỉ số P2/P1 có thể nhận kết quả nào trong các kết quả sau:
- A. 250000.
- B. 25000.
- C. 2500.
- D. 250.
- A. Khi một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
- B. Máy biến thế có thể chạy bằng dòng điện một chiều.
- C. Không thể dùng dòng điện xoay chiều để chạy máy biến thế mà dùng dòng điện một chiều để chạy máy biến thế.
- D. Máy biến thế gồm một cuộn dây và một lõi sắt.
Câu 8: Thấu kính phân kì là loại thấu kính:
- A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
- B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
- C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hộ tụ.
- D. có thể làm bằng chất rắn trong suốt.
Câu 9: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
- A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
- B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.
- C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
- D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó.
Câu 10: Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
- A. Từ trường qua tiết diện của cuộn dây luôn tăng.
- B. Số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luôn luôn tăng.
- C. Số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
- D. Từ trường qua tiết diện của cuộn dây không biến đổi.
Câu 11: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:
- A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.
- B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
- C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi.
- D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.
Câu 12: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu ?
- A. 12
- B. 16
- C. 18
- D. 24
Câu 13: Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
- A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.
- B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.
- C. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
- D. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
Câu 14: Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu
- A. đỏ
- B. lục
- C. trắng
- D. lam
Câu 15: Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:
- A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.
- B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.
- C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.
- D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.
Câu 16: Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?
- A. Chỉ gây tác dụng nhiệt.
- B. Chỉ gây tác dụng quang điện.
- C. Gây ra đồng thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện.
- D. Không gây ra tác dụng nào cả.
Câu 17: Một vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tại A và cách thấu kính 20 cm. Tiêu cự của thấu kính bằng 15 cm. Dựa vào phép đo và kiến thức hình học tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật.
- A. 3 lần.
- B. 2 lần.
- C. 5 lần
- D. Ảnh cao bằng vật.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính phân kì?
- A. Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
- B. Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính sẽ truyền thẳng.
- C. Tia tới hướng tới tiêu điểm F' ở bên kia thấu kính cho tia ló song song với trục chính.
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 19: Kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F
- A. trùng với điểm cực cận của mắt.
- B. trùng với điểm cực viễn của mắt.
- C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.
- D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.
Câu 20: Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kì. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là:
- A. f/2
- B. f/3
- C. 2f
- D. f
Câu 21: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:
- A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
- B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
- C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
- D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình tạo ảnh của một vật qua thấu kính phân kì?
- A. Ảnh luôn là ảnh ảo không phụ thuộc vào vị trí của vật.
- B. Ảnh luôn nhỏ hơn vật.
- C. Ảnh và vật nằm về cùng một phía so với thấu kính.
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 23: Có mấy dạng năng lượng?
- A. 2
- B. 4
- C. 6
- D. 8
Câu 24: Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì luôn xảy ra với cơ năng?
- A. Luôn được bảo toàn
- B. Luôn tăng thêm
- C. Luôn bị hao hụt
- D. Khi thì tăng, khi thì giảm
Câu 25: Ở nhà máy thủy điện
- A. nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.
- B. thế năng chuyển hóa thành động năng, rồi thành điện năng.
- C. quang năng biến thành điện năng.
- D. hóa năng biến thành điện năng.
Câu 26: Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?
- A. Mùa khô, nước trong hồ chứa ít.
- B. Mùa mưa hồ chứa đầy nước.
- C. Độ cao mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.
- D. Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.
Câu 27: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng
- A. truyền thẳng ánh sáng
- B. tán xạ ánh sáng
- C. phản xạ ánh sáng
- D. khúc xạ ánh sáng
Câu 28: Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:
- A. thể thủy tinh và thấu kính.
- B. thể thủy tinh và màng lưới.
- C. màng lưới và võng mạc.
- D. con ngươi và thấu kính.
Câu 29: Kính lúp là thấu kính hội tụ có:
- A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
- B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
- C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
- D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Câu 30: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?
- A. Hiện tượng cầu vồng.
- B. Ánh sáng màu trên váng dầu.
- C. Bong bóng xà phòng.
- D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.
Câu 31: Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 4m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2 cm và cách vật kính 10 cm. Tính chiều cao của vật AB.
- A. AB = 8cm.
- B. AB = 8m.
- C. AB = 80cm.
- D. AB = 8mm.
Câu 32: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì
- A. quả bóng bị Trái Đất hút.
- B. quả bóng đã thực hiện công.
- C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
- D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí.
Câu 33: Trong quá trình biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại trong các hiện tượng tự nhiên. Cơ năng luôn luôn giảm, phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành:
- A. Nhiệt năng
- B. Hóa năng
- C. Quang năng
- D. Năng lượng hạt nhân
Câu 34: Một tia sáng đi từ không khí vào một khối chất trong suốt. Khi góc tới i = 45o thì góc khúc xạ r = 30o. Hỏi khi tia sáng đi từ khối chát trong suốt đó ra ngoài không khí với góc tới 30o thì góc khúc xạ
- A. Bằng 45o.
- B. Lớn hơn 45o.
- C. Nhỏ hơn 45o.
- D. Bằng 50o.
Câu 35: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
- A. là ảnh thật, lớn hơn vật.
- B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
- C. ngược chiều với vật.
- D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ?
- A. Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F'.
- B. Tia tới đi qua quang tâm O của thấu kính sẽ truyền thẳng.
- C. Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló vuông góc với trục chính.
- D. Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.
Câu 37: Vì sao về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối? Vì:
- A. Màu tối hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
- B. Màu tối không đẹp.
- C. Màu tối tán xạ ánh sáng ít nên cảm thấy mát.
- D. Màu tối tán xạ nhiều nên cảm thấy nóng.
Câu 38: Trong pin năng lượng ánh sáng đã biến thành
- A. Nhiệt năng
- B. Quang năng
- C. Năng lượng điện
- D. Cơ năng
Câu 39: Trong nhà máy nhiệt điện, tác nhân trực tiếp làm quay tuabin là:
- A. nhiên liệu
- B. nước
- C. hơi nước
- D. quạt gió
Câu 40: Những ngày trời năng không có mây, bề mặt có diện tích 1m2 của tấm pin Mặt Trời để ngoài nắng nhận được một năng lượng Mặt Trời 1400J trong 1s. Hỏi cần phủ lên mái nhà một tấm pin Mặt Trời có diện tích tối thiểu là bao nhiêu để có đủ điện thắp sáng hai bóng đèn có công suất 100W, một tivi có công suất 175W. Biết rằng hiệu suất của pin Mặt Trời là 10%.
- A. 2,68 m2.
- B. 26,8 m2.
- C. 1,12 m2.
- D. 11,2 m2.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P4)
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun - Len xơ
- Bộ 10 đề thi tuyển sinh lớp 9 lên 10 môn vật lí (có đáp án kèm theo)
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 58: Tổng kết chương III: Quang học
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 6)
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 12: Công suất điện
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 27: Lực điện từ