Trao đổi với người thân để tìm hiểu các điều kiện phát triển công nghiệp hoặc tiểu công nghiệp ở địa phương em hay một địa phương nào đó em biết?

  • 1 Đánh giá

D-E: Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng

Trao đổi với người thân để tìm hiểu các điều kiện phát triển công nghiệp hoặc tiểu công nghiệp ở địa phương em hay một địa phương nào đó em biết?

Bài làm:

Chính sách khuyến khích, phát triển làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã thành lập mới 6 cụm công nghiệp và mở rộng 1 cụm công nghiệp với tổng diện tích 93,8ha, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập trên địa bàn TP lên 108 cụm với tổng diện tích 3.197,9ha, trong đó: 42 cụm đã được lấp đầy và đi vào hoạt động ổn định với diện tích 1.144ha, thu hút 3.057 dự án, giải quyết việc làm cho 49.536 lao động; 41 cụm đang xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư với diện tích 1.169 ha, thu hút 497 dự án, giải quyết việc làm cho 4.780 lao động; 25 cụm đang chuẩn bị đầu tư.

Công tác đào tạo nghề, truyền nghề cho các làng nghề; cấy nghề tại các làng thuần nông được triển khai tốt. Đã có 34.265 lao động được đào tạo và truyền nghề; tổ chức 45 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, xuất nhập khẩu, quản trị bán hàng, tài chính… cho 4.500 chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; Tổ chức 40 lớp tập huấn chính sách khuyến công cho 2.000 lượt cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện, xã, các tổ chức chính trị, xã hội, các hội, hiệp hội và một số doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.

Trong hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho làng nghề, Thành phố đã tổ chức 5 hội chợ thủ công mỹ nghệ và quà tặng; 2 triển lãm - hội chợ OVOP Hà Nội với tổng số 2.642 gian hàng của trên 1.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề Hà Nội. Hội chợ đã thu hút trên 2.000 nhà nhập khẩu đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đến tham quan, giao dịch. Ngoài ra, Thành phố cũng hỗ trợ 700 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân tham gia hội chợ triển lãm trong nước và trên 100 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân tham gia hội chợ nước ngoài; tổ chức 4 cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ cấp Thành phố, qua đó đã tạo ra trên 1.000 mẫu sản phẩm mới giúp nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đa dạng hóa mẫu mã, đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm.

Để hỗ trợ các làng nghề trưng bày, giới thiệu sản phẩm, Thành phố đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề với tổng diện tích trên 600m2, giới thiệu trên 1000 sản phẩm, góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề; Hỗ trợ 31 làng nghề đăng ký sử dụng tên địa danh để đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể và phát triển thương hiệu. Đến nay, đã có 25 nhãn hiệu tập thể được cấp bằng và đi vào hoạt động…

Bên cạnh nguồn ngân sách Thành phố, UBND một số quận, huyện cũng quan tâm hỗ trợ các làng nghề từ nguồn ngân sách quận, huyện cho một số nội dung về: Đào tạo, truyền, cấy nghề và tập huấn phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Thành phố cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn huyện.

Với những giải pháp trên, số làng nghề và làng có nghề đã tăng thêm từ 80 làng, từ 1.270 làng năm 2009 lên 1.350 làng năm 2015. Đặc biệt, trong năm 2012-2015, đã cấy nghề cho 250 làng thuần nông, các làng được cấy nghề cơ bản duy trì được nghề.

Sự phát triển nghề và làng nghề đã tạo việc làm cho người lao động, trong đó, các cơ sở sản xuất làng nghề đã thu hút được từ 30 đến 70% số hộ và từ 50 đến 90% số lao động tham gia sản xuất nghề với trên 700.000 lao động thường xuyên và một số lượng lớn lao động không thường xuyên; hạn chế di dân nông thôn vào nội thành tìm việc làm và thu hút hàng nghìn lao động nơi khác đến làm thuê như tại Bát Tràng (Gia Lâm), La Phù (Hoài Đức), Phú Túc, Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), Vân Hà, Liên Hà (Đông Anh)… Cơ cấu lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã chiếm từ 75-85% trong tổng số lao động, lao động thuần nông chỉ còn từ 15-25%.

Qua khảo sát ở các làng nghề cho thấy thu nhập bình quân lao động làng nghề là 35 triệu đồng/người/năm, gấp 1,3 lần so với thu nhập bình quân của cả làng và gấp hơn 2 lần so với thu nhập của các hộ thuần nông. Tỷ lệ hộ nghèo ở các làng nghề thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo của các hộ thuần nông.

(Nguồn: Hoàng Mai - Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội)

  • 31 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn khoa học xã hội 9