Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 58 sgk Lịch sử 9
Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
Bài làm:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước ta đã có sự phân hóa giai cấp sâu sắc.
- Giai cấp địa chủ phân hóa làm hai bộ phận: Đại địa chủ trung nông, tiểu địa chủ, cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp, ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nông dân.
- Giai cấp tư sản: Mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp. Họ phần lớn là những thầu khoán hoặc địa chủ các đại lí, sau khi kiếm được một số vốn khá, đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành những nhà tư sản như: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu…
- Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hóa thành hai bộ phân: Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng và tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập.
- Các tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp chèn ép, đãi bạc, khinh rẻ, dễ bị phá sản, thất nghiệp.
- Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao thuế nặng, tô tức, bị cướp đoạt ruộng đất. Họ bị bần cùng và phá sản trên quy mô lớn.
- Giai cấp công nhân ra đời trong thời kì khai thác thứ nhất của đế quốc Pháp, phát triển nhanh trong thời kì khai thác thứ hai cả về số lượng và chất lượng, phần lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp.
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: bị ba tầng lớp áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của đất nước.
Xem thêm bài viết khác
- Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945 là gì?
- Vì sao cuộc tấn công pháo đài Môn – Ca – Da (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới...?
- Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đẩng diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nội dung và ý nghĩa.
- Giải bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
- Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương?
- Những sự kiện nào chứng tỏ từ sau chiến thắng Biên giới thu đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyên sang giai đoạn mới.
- Nội dung Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu nào?
- Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa?
- Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
- Giải bài 16: Hoạt động Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925
- Đảng đã kịp thời có những thay đổi gì trong lãnh đạo phong trào cách mạng nước ta có điều kiện phát triển trở lại sau một thời kì tạm lắng?