Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Địa lí 12 trang 58
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do khai thác chưa hợp lí đã khiến nguồn tài nguyên đó ngày càng cạn kiện. Vì vậy, có chính sách sử dụng và bảo vệ tài nguyên là điều cần thiết. Cụ thể như thế nào mời các bạn cùng đến với bài sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
A. Ôn tập lí thuyết
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
a. Tài nguyên rừng
* Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng
- Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22%. Đến 2005, tăng lên đạt 38%.
- Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
* Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng
- Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện tại từ gần 40% lên đến 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
- Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.
- Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:
+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
b, Đa dạng sinh học
* Suy giảm đa dạng sinh học
- Giới sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm.
- Con người tác động mạnh khiến diện tích rừng tự nhiên thu hẹp, các hệ sinh thái, nguồn gen suy giảm. Nguồn động thực vật dưới nước suy giảm rõ rệt.
*Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Xây dựng mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên
- Ban hành Sách đỏ Việt Nam
- Quy định việc khai thác
- Hạn chế ô nhiễm môi trường
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
a, Hiện trạng và sử dụng tài nguyên đất
Nước ta đang có 12,7 triệu ha Diện tích đất có rừng, có 9,4 triệu ha đất sử dụng nông nghiệp. Ngoài ra, còn có 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng.
b, Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Hạn chế xói mòn đất ở vùng đồi núi
- Bảo vệ và phát triển rừng
- Có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp
- Thâm canh, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất
- Bón phân cải tạo thích hợp
- Định canh định cư cho nhân dân miền núi
- Chống ô nhiễm đất do các chất hóa học
3.Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
- Tài nguyên nước: Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước. Hạn chế ô nhiễm nước.
- Tài nguyên khoáng sản: Quản lí chặt chẽ khai thác tài nguyên khoáng sản, tránh lãng phí và ô nhiễm.
- Tài nguyên du lịch: Bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch, cảnh quan không bị ô nhiễm.
- Ngoài ra, khai thác hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên khác như khí hậu, tài nguyên biển.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Nhận xét về biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 – 1983 và 1983 – 2005. Vì sao có sự biến động đó?
Câu 2: Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện ở những mặt nào?
Câu 3: Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số lượng loài động thực vật tự nhiên?
Câu 4: Nhà nước đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta?
Câu 5: Hãy nêu các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất ở nước ta?
Câu 6: Nêu các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và cải tạo đất đồng bằng?
Câu 7: Hãy nêu các biện pháp nhằm bảo đảm cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước?
Câu 8: Hãy cho biết giá trị sử dụng và yêu cầu bảo vệ đối với các loại tài nguyên này?
Câu 9: Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học?
Câu 10: Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng?
Câu 11: Nêu các loại tài nguyên khác cần được sử dụng hợp lí và bảo vệ?
=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (P3)
Xem thêm bài viết khác
- Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây?
- Bài 29: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
- Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Hãy nêu ảnh hưởng của địa hình xâm thực, bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta?
- Bài 6: Đất nước nhiều đối núi
- Hãy xác định trên bản đồ các đảo và quần đảo đã nêu ở trên?
- Hãy trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
- Hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ (lược đồ) và giải thích sự phân bố của chúng?
- Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta?
- Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng?
- Nêu các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?
- Giải bài 43 các vùng kinh tế trọng điểm