Bài 3: Tiết kiệm
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy rằng, sống là phải biết tiết kiệm. Vậy tại sao lại phải sống tiết kiệm, sống tiết kiệm sẽ giúp cho chúng ta điều gì? Mời các bạn cùng đến với bài học “tiết kiệm”.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đọc truyện: Thảo và Hà
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a. Qua truyện trên, Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
- Khi được mẹ thưởng tiền Thảo đã nghĩ đến việc gạo nhà mình sắp hết nên đã nói mẹ để tiền mua gạo và không lấy tiền đi liên hoan với các bạn.
- Việc làm của Thảo thể hiện đức tính tiết kiệm, Thảo biết tiết kiệm tiền cho mẹ để lo cho cả gia đình.
b. Em hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo. từ đó em cho biết ý kiến của mình về hai nhân vật trong truyện trên?
Trước khi nhận được giấy báo đậu vào lớp 10, Hà hồ hởi xin mẹ tiền để đi liên hoan. Sau khi cầm tiền đến nhà Thảo thì Hà nghe được câu chuyện của Thảo và mẹ Thảo, Hà đã bật khóc. Lúc đó Hà mới nghĩ đến gia cảnh của mình cũng nghèo như Thảo. Hà ân hận nhớ lại nét mặt bối rối của mẹ khi Hà xin mẹ tiền. Cuối cùng, Hà tự thấy có lỗi và tự hứa với mình không đòi tiền mẹ và phải biết tiết kiệm.
2. Nội dung
* Khái niệm tiết kiệm:
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí , đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
* Ý nghĩa của việc tiết kiệm:
- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác.
- Làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.
* Học sinh cần phải thực hành tính tiết kiệm thông qua:
- Tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí
- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian
- Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động
- Sử dụng điện, nước hợp lí
- Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian.
* Câu nói, tục ngữ liên quan đến tiết kiệm:
- Tích tiểu thành đại
- Ăn có chừng, dừng có mực
- Thắt lưng buộc bụng
- Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm thì như gió vào nhà trống.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài tập a: Hãy đánh dấu X vào các ô trống tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm:
- Năng nhặt chặt bị
- Cơm thừa, gạo thiếu
- Góp gió thành bão
- Của bền tại người
- Vung tay quá trán
- Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.
Bài tập b: Tìm những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm. Hâụ quả của những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào?
Bài tập c: Sắp đến ngày ôn thi học kì, em dự định sắp xếp thời gian trong ngày như thế nào cho hợp lí và có nhiều thời gian dành cho ôn tập?
Xem thêm bài viết khác
- Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ?
- Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông
- Đáp án đề 10 kiểm tra học kì 2 môn GDCD 6
- Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
- Nhân dịp đầu năm học, lớp 6B tổ chức thảo luận về” Mục đích học tập”. Cuộc tranh luận đã này ra các ý kiến khác nhau...
- Bài 11: Mục đích học tập của học sinh
- Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào ?
- Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
- Bài 5: Tôn trọng kỉ luật