Bài 5: Các nước Đông Nam Á
Được coi như nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc, từ sau năm 1945 Đông Nam Á trở thành khu vực của các quốc gia đã dành được độc lập tự do và đạt nhiều thành tựu to lớn đầy ấn tượng trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN là minh chứng tiêu biểu cho những thành tựu đó – hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945
- Trước chiến tranh thế giới thứ 2
- Hầu hết các nước đều là thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2
- Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX: hầu hết các nước dành được độc lập.
- Thời kì “chiến tranh lạnh”: Tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng do sự can thiệp của đế quốc Mĩ.
- Mĩ thành lập khối quân sự ASETO (1954) nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc.
- Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài tới 20 năm.
II. Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
- Nguyên nhân ra đời:
- Do yêu cầu hợp tác và phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.
- 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN0 ra đời tại Băng Cốc (Thái Lan)
- Mục tiêu:
- Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc:
- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết việc tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, hợp tác phát triển có hiệu quả.
- Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN:
- Từ sau hiệp định Bali, quan hệ 3 nước Đông Dương được cải thiện.
- Từ 1978 do vấn đề Cam – pu – chia quan hệ này trở nên đối đầu.
- Kết quả: Các nước thành viên đạt tốc độ phát triển nhanh chóng.
III. Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”.
- Năm 1967: có 5 nước
- 1984: Bru – nây gia nhập ->ASEAN 6
- Tháng 7/1995: Việt Nam
- Tháng 9/1997: Mi – an – ma, Lào
- Tháng 4/1999: Cam – pu – chia ->ASEAN 10
- Chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế đồng thời xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, phát triển phồn thịnh.
- 1992: Thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA) nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế khu vực.
- 1994: Thành lập diễn đàn khu vực (ARF) đem lại hòa bình ổn định khu vực.
=> Mở rộng hoạt động ra ngoài khu vực =>Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Hãy nêu những nét nổi bật tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945?
Câu 2: Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại?
Câu 3: Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Vẽ lược đồ Đông Nam Á và điền tên thủ đô của từng nước trong khu vực này?
Câu 2: Tại sao có thể nói: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
Xem thêm bài viết khác
- Hãy lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của thời kỳ lịch sử này?
- Lập bảng các niên đại và sự kiện lịch về thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của nhân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp từ tháng 12-1946 đến tháng 7-1954.
- Quân dân ta ở miền Nam đã dành được những thắng lợi nào trong những năm đầu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1967)?
- Chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1973) của Mĩ ở Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?
- Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị...?
- Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với lớp người đi trước?
- Giải bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời
- Cuộc bãi công Ba Son ( 8 – 1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Hậu phương miền Bắc đã chi viện những gì và bằng cách nào cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ?
- Đảng và Chính phủ ta đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng?
- Trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên?
- Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?