Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực địa lí – lịch sử - văn hóa riêng biệt mà còn được gọi là khu vực châu Á gió mùa…Dựa trên những điều kiện thuận lợi sẵn có, các nước Đông Nam Á ra sức phát triển nền kinh tế của mình. Cụ thể như thế nào, mời các bạn đến với bài học mà KhoaHoc sẽ giới thiệu ngày hôm nay “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á”.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
Đông Nam Á có điều kiện thiên nhiên ưu đãi - gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.
* Điều kiện ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:
- Đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt.
- Việc buôn bán đường biển phát đạt, một số thành thị - hải cảng ra đời như Óc EO (An Giang), Takola (Mã Lai)…
- Do ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình.
=> Đó chính là những điều kiện dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
* Sự hình thành các vương quốc cổ:
- Khoảng thế kỉ 10 SCN, hàng loạt các vương quốc cổ nhỏ hình thành:
- Cham-pa ở Trung Bộ Việt Nam.
- Phù Nam ở Hạ lưu sông Mê Kông.
- Các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và đảo Inđônêxia…
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
* Quá trình hình thành:
- Từ thế kỉ VII đến X, ở Đông Nam Á hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc.
- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hit (1213 - 1527).
- Trên bán đảo Đông Dương ngoài Đại Việt, Chăm-pa, vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng.
- Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi từ giữa thế kỉ XI, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Pa-gan (sau là Mianma).
- Thế kỉ XVI, thống nhất lập vương quốc Su-khô-thay (Thái).
- Giữa thế kỉ XIV vương quốc Lan Xang thành lập.
* Biểu hiện của sự phát triển:
- Kinh tế: Cung cấp lượng lớn lứa gạo, sản phẩm thủ công…cho nhiều nước trên thế giới.
- Chính trị: Tổ chức bọ máy chặt chẽ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Văn hóa: Các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là gì?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực ?
Câu 2: Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X - XVIII được biểu hiện như thế nào ?
Câu 3: Lập bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.
=> Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?
- Tại sao nói thời Gúp – ta là thời kì hình thành và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?
- Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa đối với sự phát triển của thủ công nghiệp.
- Hãy cho biết vị trí của vương triều hồi giáo Đê – li và vương triều Mô – gôn trong lịch sử Ấn Độ?
- Em nghĩ thế nào về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn? So sánh với thế kỉ XVIII?
- Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức nửa đầu thế kỉ XIX, hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào công nhân thời đó?
- Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp các thế kỉ X – XV?
- Phân tích những biểu hiện của lòng yêu nước Việt Nam qua các cuộc khởi nghĩa Bắc thuộc?
- Cách mạng tư sản Pháp nổ ra trong hoàn cảnh nào?
- Sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào ?
- Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo?
- Trình bày những diễn biến chính của Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?