Bí quyết đạt từ 7 đến 9 điểm môn Hóa trong kỳ thi THPT Quốc gia
Chỉ còn hơn một tháng nữa là kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 bắt đầu. Một tháng không phải là thời gian dài đối với các thí sinh. Đây là thời gian gấp rút để các bạn ôn luyện và có các bí kíp riêng cho mình. Sau đây KhoaHoc sẽ chia sẻ với các bạn bí quyết đạt từ 7 đến 9 điểm, mong với những bí quyết này sẽ giúp các bạn ôn tập hiệu quả trong tháng cuối cùng.
Bí quyết đạt từ 7 đến 9 điểm môn Hóa trong kỳ thi THPT Quốc gia
1.Các kiến thức cần nắm vững
- Tập trung học chủ yếu theo chương trình Hóa Học 12 – ban Cơ Bản (chú ý loại bỏ những phần đã giảm tải).
- Luyện tập các dạng bài tập theo các chuyên đề.
- Cần nắm vững những nội dung kiến thức cơ sở (nguyên tử , bảng tuần hoàn ,liên kết hóa học , phản ứng oxi hóa khử , sự điện li , phi kim…) cũng như có liên quan (ancol , phenol , anđehit, axit cacboxylic…) để có thể làm những bài tổng hợp và tránh những nhầm lẫn hãy mẹo lừa trong đề thi.
- Trong đề thi phần lý thuyết sẽ chiếm trên 60%, vì vậy ôn tập và nắm vững lý thuyết tất cả các phần rất quan trọng. Việc nắm vững lý thuyết cũng giúp các bạn dễ dàng giải các bài tập.
- Tham khảo các dạng câu hỏi và bài tập trong đề minh họa của Bộ GD & ĐT.
2. Phương pháp học tập
- Nâng cao tốc độ làm đề thi: do đề thi hiện nay rút xuống chỉ còn 40 câu/50 phút, tức thời gian làm bài trung bình chỉ còn khoảng 75 giây/câu. Vì vậy, việc rèn luyện khả năng phản xạ và tốc độ xử lý là điều hết sức quan trọng.
- Nắm vững kiến thức và phương pháp giải, sau đó rèn luyện thật nhiều cho nhuần nhuyễn, bấm giờ và giảm dần thời gian làm đồng thời tăng dần độ khó để luyện tốc độ.
- Ôn luyện theo các chuyên đề bám sát theo cấu trúc ra đề của Bộ giáo dục.
- Ngoài ra, do phải thi 3 môn(Lý – Hóa – Sinh, của bài thi KHTN) trong cùng một buổi nên thí sinh cần tạo cho mình thói quen tập trung làm ba môn liên tiếp (theo đúng trình tự và thời gian thi thật) để cho não hình thành thói quen tư duy và khả năng phân phối sức- thời gian.
3. Cách học và định hướng ôn tập
- Mỗi bạn có định hướng thi vào các trường khác nhau cũng như khả năng các nhau, vì vậy các bạn hãy đặt ra mục tiêu điểm số từng môn cho bản thân. Đối với môn Hóa
- Mục tiêu 7 điểm: làm hết các câu lý thuyết + làm đúng tối thiểu 8 bài tập toán
- Mục tiêu 8 điểm: làm hết các câu lý thuyết + làm đúng tối thiểu 10 bài tập toán
- Mục tiêu từ 9 điểm trở lên: làm hết các câu lý thuyết + làm đúng tối thiểu 13 bài tập toán
- Với kiến thức lý thuyết, khi học nên hệ thống thành sơ đồ tư duy hoặc những kiến thức nào có liên quan thì tập trung thành một chủ đề. Xem kĩ những dòng chữ màu xanh trong sách giáo khoa (những câu này còncó thể xuất hiện ở dạng câu hỏi nhận định đúng hoặc sai).
- Rèn các dạng toán trọng tâm trước, theo hướng nhận biết được dạng bài và nắm vững phương pháp giải. Luyện tập thường xuyên để tăng khả năng phản xạ trước khi chuyển sang những dạng bài nâng cao hơn.
- Luyện đề thi thử của các trường THPT và của các Sở GD của các tỉnh để tăng tốc độ làm đề , quen với áp lực làm đề thi, làm quen với các cách đặt câu hỏi khác nhau cũng như thêm cho mình những bài tập hay, tâm đắc.
------ CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG -----
Xem thêm bài viết khác
- Lời giải bài số 2 chuyên đề kim loại, oxit kim loại, bazơ, muối tác dụng với axit không có tính oxi hóa (HCl, H2SO4 loãng )
- Lời giải bài số 1 chuyên đề kim loại, oxit kim loại và muối tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh( H2SO4 đặc, HNO3)
- Lời giải bài số 4 chuyên đề kim loại tác dụng với các dung dịch muối
- Lời giải bài số 5 chuyên đề về phản ứng của CO2, SO2 với các dung dịch kiềm
- Lời giải bài số 1 chuyên đề về các hợp chất lưỡng tính
- Bí quyết đạt từ 7 đến 9 điểm môn Hóa trong kỳ thi THPT Quốc gia
- Lời giải bài số 6 chuyên đề kim loại, oxit kim loại và muối tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh( H2SO4 đặc, HNO3)
- Lời giải bài số 7 chuyên đề về phản ứng của CO2, SO2 với các dung dịch kiềm
- Lời giải bài số 8 chuyên đề về các hợp chất lưỡng tính
- Lời giải bài số 5 chuyên đề kim loại, oxit kim loại, bazơ, muối tác dụng với axit không có tính oxi hóa (HCl, H2SO4 loãng )
- Lời giải bài số 1 chuyên đề về phản ứng của CO, H2, C, Al với oxit kim loại
- Lời giải bài số 6 chuyên đề về phản ứng của CO2, SO2 với các dung dịch kiềm