Chuyên đề về phản ứng của CO2, SO2 với các dung dịch kiềm
Chào các bạn, tech1h xin đưa tới các bạn chuyên đề về phản ứng của CO2, SO2 với các dung dịch kiềm. Đây là một chuyên đề ứng dụng nhiều công thức giải nhanh trong giải bài tập các bạn cũng rất dễ bỏ qua các trường hợp xảy ra phản ứng. KhoaHoc phân loại bài tập, đưa công thức giải nhanh và một số bài tâp vận dụng. Hi vọng giúp các bạn phần nào đẩy nhanh tốc độ làm bài!
Chuyên đề về phản ứng của CO2, SO2 với các dung dịch kiềm
I.Tổng quan kiến thức và phương pháp giải bài tập
1.Tổng quan kiến thức
- Khi cho CO2, SO2 tác dụng với các dung dịch kiềm (KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2) thì sản phẩm sinh ra tùy thuộc vào tỉ lệ số mol giữa OH- và CO2( SO2)
OH- + CO2 →HCO3- (1)
2OH- + CO2 → CO32-+ H2O (2)
-Khi tác dụng với KOH, NaOH: sản phẩm sinh đều là muối tan. Vì vậy bài toán thường hỏi khối lượng từng muối trong dung dịch sau phản ứng.
-Khi tác dụng với Ba(OH)2, Ca(OH)2: thấy hiện tượng có kết tủa nếu kiềm còn dư thì kết tủa bị hòa tan. Vì vậy bài toán thường hỏi khối lượng kết tủa thu được.
2. Phương pháp giải bài tập
Đưa số mol kiềm về số mol của ion OH-, sau đó viết PTHH, tính theo PTHH đó: có 2 dạng bài toán.
Lấy ví dụ về CO2. SO2 tương tự
OH- + CO2 →HCO3- (1)
2OH- + CO2 → CO32-+ H2O (2)
Bài toán thuận: Cho chất tham gia phản ứng, tìm sản phẩm: Với bài toán loại này ta chỉ cần tính tỉ số mol gữa OH- và CO2
Đặt N= nOH-/nCO2 Khi đó nếu:
+ N≤ 1 chỉ xảy ra phản ứng (1) => sản phẩm thu được là muối axit (HCO3-)
+ N≥ 2 chỉ xảy ra phản ứng (2) => sản phẩm thu được là muối trung hòa (CO32-)
+ 1< N < 2 tức là xảy ra cả (1) và (2) => sản phẩm gồm cả 2 muối. Khi đó lập hệ phương trình theo số mol CO2 và số mol OH- sẽ tìm được số mol 2 muối.
Bài toán nghịch: Cho sản phẩm, hỏi chất tham gia phản ứng:
VD: Cho x mol CO2 tác dụng với a mol OH- tạo thành b kết tủa ( b mol muối trung hòa). Tìm giá trị x biết a,b.
Giải: Với bài toán này thì chúng ta chú ý đến giá trị a, b.
- Nếu a=2b thì bài toán rất đơn giản x= b hay nCO2 = n↓
- Nếu a> 2b thì bài toán có thể có 2 đáp số vì xảy ra 2 trường hợp
+ TH1: OH- dư, tức là chỉ xảy ra phản ứng (2) Vậy x= b hay nCO2 = n↓
+ TH2: Xảy cả 2 phản ứng (1),(2): Vậy x= a-b hay nCO2 = nOH- - n↓
Chú ý
+ Cho dù đầu bài cho CO2 hay SO2 tác dụng với 1 hay nhiều dung dịch kiềm thì ta cũng đưa hết về số mol OH-
+ Nếu bài toán yêu cầu tính số mol kết tủa thì giữa số mol CO32- (SO32-) và Ba2+ ( Ca2+) ion nào có số mol nhỏ hơn thì số mol kết tủa tính theo ion đó.
II.Một số bài tập tham khảo
Bài 1. Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 15 gam.
B. 5 gam.
C. 10 gam.
D. 20 gam.
Bài 2. Cho V lít (đktc) CO2 tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Vậy thể tích V của CO2 là
A. 2,24 lít.
B. 6,72 lít.
C. 8,96 lít.
D. 2,24 hoặc 6,72 lít.
Bài 3. Cho 3,36 lít khí CO2 sục từ từ vào 200 ml dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Tính khối lượng từng muối trong dung dịch X?
A.8,4 gam và 10,6 gam
B. 4,2 gam và 5,3 gam
C. 8,4 gam và 5,3 gam
D. 4,2 gam và 10,6 gam
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam FeS và 12 gam FeS2 thu được khí. Cho khí này sục vào V ml dung dịch NaOH 25% (d=1,28 g/ml) được muối trung hòa. Giá trị tối thiểu của V là
A. 50 ml.
B. 75 ml.
C. 100 ml.
D. 120 ml.
Bài 5. Đốt cháy m gam FeS trong khí O2 dư thu được khí X. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,1 M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 4,34 gam kết tủa. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y thì lại thấy có kết tủa Giá trị của m là
A. 2,53 gam.
B. 3,52 gam.
C. 3,25 gam.
D. 1,76 gam.
Bài 6. Nung nóng m gam MgCO3 đến khi khối lượng không đổi thì thu được V lít khí CO2 ( ở đktc). Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thì thu được 2,5 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của V và a là
A. 1,232 lít và 1,5 gam.
B. 1,008 lít và 1,8 gam.
C. 1,12 lít và 1,2 gam.
D. 1,24 lít và 1,35 gam.
Bài 7. Sục hết 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M. Sau thí nghiệm được dung dịch A. Rót 250 ml dung dịch B gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 xM vào dung dịch A được 3,94 gam kết tủa và dung dịch C. Nồng độ xM của Ba(OH)2 bằng
A. 0,02M.
B. 0,025M.
C. 0,03M.
D. 0,015M.
------CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG ------
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Lời giải bài số 1 chuyên đề về phản ứng của CO, H2, C, Al với oxit kim loại
- Lời giải bài số 9 chuyên đề về xác định công thức của hợp chất vô cơ và hữu cơ
- Chuyên đề kim loại tác dụng với các dung dịch muối
- Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O Al2O3 ra NaAlO2 - Hóa 12
- Lời giải bài số 6 chuyên đề về các hợp chất lưỡng tính
- Lời giải bài số 3 chuyên đề kim loại, oxit kim loại và muối tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh( H2SO4 đặc, HNO3)
- Tổng hợp lí thuyết môn Hóa lớp 12
- Lời giải bài số 6 chuyên đề về phản ứng của CO2, SO2 với các dung dịch kiềm
- Chuyên đề về phản ứng của CO, H2, C, Al với oxit kim loại
- Lời giải bài số 5 chuyên đề về xác định công thức của hợp chất vô cơ và hữu cơ
- Lời giải bài số 4 chuyên đề kim loại tác dụng với các dung dịch muối
- Lời giải bài số 6 chuyên đề về xác định công thức của hợp chất vô cơ và hữu cơ