Giải bài 13 vật lí 9: Điện năng Công của dòng điện
Dựa theo cấu trúc SGK vật lí 9, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài Điện năng - Công của dòng điện. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Điện năng
- Điện năng là năng lượng của dòng điện. Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, trong đó có phần năng lượng có ích và năng lượng vô ích.
- Tỉ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng:
2. Công của dòng điện
- Công của dòng điện sản ra ở một đoạn mạnh là số đo điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
- Công thức tính công của dòng điện
A = Pt = U.I.t |
trong đó: U đo bằng Vôn (V)
I đo bằng ampe (A)
t đo bằng giây (s)
thì công A của dòng điện đo bằng jun (J)
1J = 1W.1s = 1V.1A.1s.
- Lượng điện năng sử dụng đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilooat giờ: 1kW.h = 3 600 000J = 3 600kJ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. (Trang 37 SGK lí 9)
Quan sát hình 13.1 và cho biết:
- Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào?
- Dòng điện cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào?
Câu 2. (Trang 37 SGK lí 9)
Các dụng cụ điện khi hoạt động đều biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác. Hãy chỉ ra các dạng năng lượng được biến đổi từ điện năng trong hoạt động của mỗi dụng cụ điện ở bảng 1.
Dụng cụ điện | Điện năng được biến đổi thành các dạng năng lượng nào? |
Bóng đèn dây tóc | |
Đèn LED | |
Nồi cơm điện, bàn là | |
Quạt điện máy bơm nước |
Câu 3. (Trang 38 SGK lí 9)
Hãy chỉ ra trong hoạt động của mỗi dụng cụ điện ở bảng 1, phần năng lượng nào được biến đổi từ điện năng là có ích, là vô ích.
Câu 4. (Trang 38 SGK lí 9)
Từ kiến thức đã học ở lớp 8, hãy cho biết mối liên hệ giữa công A và công suất P.
Câu 5. (Trang 38 SGK lí 9)
Xét đoạn mạch được đặt vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điện của đoạn mạch này là P. Hãy chứng tỏ rằng, công của dòng điện sản ra ở đoạn mạch này, hay điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ, được tính bằng công thức A = Pt = UIt.,
Trong đó U đo bằng vôn (V),
I đo bằng ampe (A)
t đo bằng giây (s)
thì công A của dòng điện đo bằng jun (J)
1J = 1W.1s = 1V.1A.1s.
Câu 6. (Trang 39 SGK lí 9)
Từ bảng 2 SGK, hãy cho biết mỗi số đếm của công tơ (số chỉ cử công tơ tăng thêm một đơn vị) ứng với lượng điện năng đã sử dụng là bao nhiêu?
Câu 7. (Trang 39 SGK lí 9)
Một bóng đèn có ghi 220V - 75W được thắp sáng liên tục với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ. Tính lượng điện năng mà bóng đèn này sử dụng và số đếm của công tơ trong trường hợp này.
Câu 8. (Trang 39 SGK lí 9)
Một bếp điện hoạt động liên tục trong 2 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 1,5 số. Tính lượng điện năng mà bếp điện sử dụng, công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên.
=> Trắc nghiệm vật lý 9 bài 13: Điện năng - Công của dòng điện
Xem thêm bài viết khác
- Hãy mô tả màu sắc của dải nhiều màu nói ở trên. sgk Vật lí 9 trang 139
- Giải câu 9 bài 44: Thấu kính hội tụ sgk Vật lí 9 trang 121
- Giải bài 61 vật lí 9: Sản xuất điện năng Nhiệt điện và thủy điện
- Hãy cho biết năng lượng đã được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào từ lò đốt than qua nồi hơi, trong tuabin và trong máy phát điện sgk Vật lí 9 trang 160
- Hướng dẫn giải câu 5 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- Xét trường hợp đoạn mạch có điện trở R, hãy chứng tỏ rằng công suất điện của đoạn mạch được tính theo công thức.
- Hãy nhớ lại kiến thức ở lớp 8 và cho biết oat là đơn vị của đại lượng nào.
- Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,4 A. Tính công suất điện của bóng đèn này và điện trở của bóng điện khi đó.
- Giải bài 21 vật lí 9: Nam châm vĩnh cửu
- Các dụng cụ điện khi hoạt động đều biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác.
- Hướng dẫn giải câu 1 bài 1: Điện trở của dây dẫn Định luật ôm
- Quan sát lại thí nghiệm ở hình 42.2 và cho biết điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên đường thẳng chứa tia tới nào ? Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này trên hình 42.4 sgk Vật lí 9 trang 114