Giải bài 21 vật lí 12: Điện từ trường
Bám sát cấu trúc SGK Vật lí 12, KhoaHoc gửi đến bạn đọc Bài 21: Điện từ trường. Đây có phải là một trường vật chất mới không? KhoaHoc hi vọng với bài viết này sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc và sẽ giúp bạn đọc có thể làm bài tập sách giáo khoa tốt hơn
Bài viết này gồm hai phần:
- Lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa.
A. Lý thuyết
I. Điện trường và từ trường
Điện trường có các đường sức là đường cong kín gọi là điện trường xoáy.
Dòng điện xuất hiện trong khung dây khi từ trường qua nó biến thiên làm xuất hiện một điện trường xoáy.
Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường xoáy.
Xung quanh mỗi dây dẫn mang điện xoay chiều tồn tại một từ trường xoáy.
Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín.
Kết luận: Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường, từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy
II. Điện từ trường – Thuyết điện từ Mắc-xoen
1. Điện từ trường
Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên liên quan mật thiết với nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất gọi là điện từ trường.
Nó là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện. Trường điện từ cũng do các hạt mang điện sinh ra, và là trường thống nhất của điện trường và từ trường.
2. Thuyết điện từ Măc-xoen
Thuyết điện từ của Mắc-xoen là hệ thống 4 phương trình Măc-xoen nêu lên mối quan hệ giữa:
- Định luật Gauss: Mối liên hệ giữa điện tích và điện trường (điện tích tạo ra điện trường như thế nào)
- Sự không tồn tại của vật chất từ tích (Khác với điện trường có điện tích).
- Định luật Ampere: Mối liên hệ giữa dòng điện và từ trường.
- Định luật Faraday: Mối liên hệ giữa từ trường và điện trường.
Các định luật và các phương trình này các em sẽ được học ở cấp học cao hơn.
Thuyết điện từ lấy 4 phương trình Măc-xoen làm hạt nhân, khẳng định sự tồn tại của một trường thống nhất đó chính là điện từ trường.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: SGK Vật lí 12 – Trang 111:
Phát biểu mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy.
Câu 2: SGK Vật lí 12 – Trang 111:
Phát biểu mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường.
Câu 3: SGK Vật lí 12 – Trang 111:
Điện từ trường là gì?
Câu 4: SGK Vật lí – Trang 111:
Ở đâu xuất hiện điện từ trường?
A. Xung quanh một điện tích đứng yên.
B. Xung quanh một dòng điện không đổi.
C. Xung quanh một ống dây điện.
D. Xung quanh chỗ có tia lửa điện.
Câu 5: SGK Vật lí 12 – Trang 111:
Hãy chọn câu đúng.
Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín sẽ
A. Có điện trường
B. có từ trường.
C. Có điện từ trường.
D. Không có các trường nói trên.
Câu 6: SGK Vật lí 12 – Trang 111:
Điểm nào dưới đây không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mắc-xoen?
A. Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường.
B. Mối quan hệ giữa điện tích và sự tồn tại của điện trường và từ trường.
C. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy
D. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường
Xem thêm bài viết khác
- Nêu các tính chất và tác dụng của tia X?
- Câu 10 trang 49: Trên một sợi dây dài 1,2 m có một hệ sóng dừng. Kể cả hai đầu dây thì trên dây có tất cả bốn nút. Biết tốc độ truyền sóng trên d
- Giải vật lí 12: Bài tập 1 trang 173 sgk
- Giải vật lí 12: Bài tập 9 trang 187 sgk
- Giải vật lí 12: Bài tập 3 trang 194 sgk
- Giải vật lí 12: Bài tập 5 trang 216 sgk
- Nếu tưởng tượng kích thước nguyên tử to như một căn phòng kích thước ( 10 x 10 x 10 )m thì hạt nhân có thể so sánh với vật nào? sgk vật lí 12 trang 176
- Sóng mang là gì? Thế nào là biến điệu một sóng điện từ cao tần?
- Năng lượng điện từ là gì?
- Hiện tượng cộng hưởng là gì? Nêu điều kiện để có cộng hưởng. Cho một ví dụ.
- Trình bày thí nghiệm của Newton về sự tán sắc ánh sáng.
- Câu 1 trang 74 sgk: Phát biểu định luật Ôm cho mạch điện xoay chiều chỉ có